Mở ngành đào tạo vi mạch bán dẫn: Cần đội ngũ giảng viên giỏi và nền tảng cơ sở vật chất
Ở thời điểm hiện tại, có hơn 10 trường đại học mở ngành vi mạch, bán dẫn như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội… Với các đại học hàng đầu đã có kinh nghiệm đào tạo các ngành kỹ thuật công nghệ như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh…, nền tảng về đội ngũ giảng viên cơ hữu cũng như cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đã được đầu tư khá đầy đủ để sẵn sàng “bắt nhịp” vào việc đào tạo chuyên ngành về vi mạch, bán dẫn. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo khác cũng đang nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất, tận dụng nguồn nhân lực giảng viên có sẵn (từ các ngành gần), cũng như tuyển dụng mới, đầu tư phòng thí nghiệm, thực hành để đào tạo ngành vi mạch, bán dẫn. Từ năm nay, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội bắt đầu tuyển sinh ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Quỳnh - Đồng Trưởng Khoa Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội chia sẻ: Nhà trường đã, đang đào tạo hai ngành gần với công nghệ vi mạch bán dẫn gồm: ngành Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano; ngành Vật lý kỹ thuật và điện tử. Đây là cơ sở để nhà trường xây dựng ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn, bổ sung thêm những học phần về thiết kế, kiểm thử trong quy trình sản xuất vi mạch, bán dẫn. Việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành này được tận dụng từ cơ sở vật chất đào tạo hai ngành gần. Đồng thời, Khoa cũng phải bổ sung thêm một số cơ sở vật chất khác để đáp ứng yêu cầu đào tạo vi mạch bán dẫn. Chia sẻ về chương trình đào tạo ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Quỳnh cho biết: Có 3 công đoạn cơ bản để tạo ra một sản phẩm chip bán dẫn, gồm: thiết kế; chế tạo; đo kiểm và đóng gói. Trong đó, phần kiến thức xuyên suốt nhất cho sinh viên tập trung ở thiết kế và đo kiểm, còn phần chế tạo, ưu điểm của nhà trường là đã triển khai nội dung này trong ngành gần nên có thể đào tạo ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn thuận lợi. Trên thực tế, công đoạn chế tạo vẫn còn hạn chế nhưng việc học nguyên lý, kỹ thuật chế tạo thì trường đảm bảo được. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn được huy động từ các giảng viên cơ hữu dạy ngành Vật lý Kỹ thuật và điện tử. Ngoài ra, còn có giảng viên đến từ các trường đại học đào tạo kỹ thuật như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Điện lực… Bên cạnh đó, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Quỳnh cũng cho rằng, để tuyển dụng được một giảng viên phù hợp với ngành đào tạo cần phải có thời gian. Về lâu dài, nhà trường có kế hoạch tuyển dụng giảng viên trình độ tiến sỹ về thiết kế vi mạch, bán dẫn; đồng thời, dự kiến gửi thạc sỹ trẻ đi nước ngoài đào tạo chuyên môn về vi mạch, điện tử, sau đó trở về công tác tại trường. Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiếu - Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Phenikaa chia sẻ: Thời điểm này, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng viên để tham gia giảng dạy chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn. Đội ngũ này gồm: giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy đại học ngành Kỹ thuật điện tử và các ngành gần; tuyển dụng giảng viên cơ hữu (kể cả người nước ngoài và người Việt Nam) có trình độ, kinh nghiệm thực tế thiết kế, kiểm thử, sản xuất, đóng gói vi mạch được đào tạo từ các nước phát triển; đội ngũ chuyên gia quốc tế và chuyên gia có kinh nghiệm đang làm việc tại các công ty liên quan đến bán dẫn tại Việt Nam dưới dạng hợp đồng thỉnh giảng và hướng dẫn thực hành. Chương trình đào tạo chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn của Trường Đại học Phenikaa sẽ tích hợp các học phần có bản quyền được xây dựng bởi các doanh nghiệp thiết kế vi mạch. Ngoài ra, nhà trường cũng được tiếp cận khung chương trình đào tạo và học liệu số về thiết kế vi mạch ở bậc đại học và sau đại học của Synopsys – một tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn. Về cơ sở vật chất, ngoài các phòng thí nghiệm điện tử cơ bản, nhà trường đã hoàn thành dự án đầu tư giai đoạn 1 mua sắm máy chủ và phần mềm thiết kế chuyên nghiệp của Synopsys để xây dựng phòng thí nghiệm cho lĩnh vực vi mạch. Hiện nay, nhà trường đang triển khai đầu tư giai đoạn 2 xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo việc triển khai các khâu thiết kế và phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn. Trường cũng đã thành lập Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển về vi mạch bán dẫn, đầu tư thành lập công ty bán dẫn có tên S-Phenikaa để đào tạo, phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn. Việc hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp cũng được coi là một trong những chiến lược quan trọng để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong công nghiệp công nghệ cao. Mới đây, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty Samsung Điện tử (Hàn Quốc) đã ký kết văn bản hợp tác triển khai Chương trình học bổng VNU-Samsung Technology Track (V-STT) nhằm giúp sinh viên xuất sắc có cơ hội nhận được học bổng đào tạo thạc sỹ định hướng về bán dẫn và vi mạch. Sinh viên sau khi tốt nghiệp theo chương trình học bổng do Samsung tài trợ sẽ được làm việc trực tiếp tại công ty Samsung ở Hàn Quốc trong lĩnh vực chip bán dẫn. Đây cũng được xem là giải pháp để thu hút sinh viên lựa chọn theo học ngành này ở các bậc học cao hơn. Có thể nói, việc các trường đại học mở chuyên ngành đào tạo lĩnh vực vi mạch, bán dẫn là hướng đi đúng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, cần tránh tình trạng các trường đại học ồ ạt mở ngành để chạy theo xu hướng, vấn đề chất lượng đầu ra và việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp là các yếu tố cần được tính toán kỹ lưỡng.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ra mắt Trung tâm Đào tạo trực tuyến Đại học Quốc gia Hà Nội
17:05' - 28/02/2024
Ngày 28/2, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo trực tuyến - đơn vị trực thuộc Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học 2024 của các trường tốp đầu
16:58' - 22/02/2024
Chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh đại học năm 2024, các trường đại học tốp đầu liên tiếp đưa thông tin về những điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh, cũng như các ngành học mới của nhà trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương triển khai kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm
16:06'
Dịch bệnh cúm gia cầm trên động vật và trên người đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm, động vật và người ở nước ta là cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Định hướng phát triển toàn diện ngành hàng dừa
15:49'
UBND tỉnh Trà Vinh có định hướng xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng dừa thông qua hợp tác, nhất là hợp tác công tư để khai thác tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Định: Hiện thực hoá khát vọng phát triển từ Nghị quyết của Đảng
15:28'
Từng là 1 trong các trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc, song Nam Định dần đánh mất vị thế và bị tụt lại so với các tỉnh, thành khác về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm*” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
15:03'
Đến với giải VnExpress Marathon Hà Nội Midnight 2024, Vinamilk tiếp tục gửi tặng tới tất cả vận động viên sản phẩm dinh dưỡng cao đạm hoàn toàn từ thực vật được trang bị trong race-kit.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong hơn 50 năm
14:40'
Ngày 27/11, trận bão tuyết nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm đã tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL
12:50'
Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau; 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
12:22'
Vụ Thu Đông 2024, nông dân vùng ngọt hóa Tiền Giang gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công xuống giống hơn 5.400 ha rau màu các loại phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở cùng cửa hàng
12:06'
Ngày 27/11, nhiều người dân tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) phải nhập Bệnh viện Vũng Tàu để theo dõi, điều trị sau khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn: Những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế cửa khẩu
10:55'
Để phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn, các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế cửa khẩu được tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.