Mỗi tháng xử lý khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng nợ xấu
[Ngày 15/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 1058).
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, sau 2 năm triển khai, về cơ bản, các phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững.Năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng được củng cố, vốn điều lệ tăng dần, tính minh bạch trong hoạt động tín dụng cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Báo cáo về kết quả cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, ông Nguyễn Trọng Du, Phó Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (theo Thông tư số 02) của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được duy trì dưới mức 2% (đến 31/8/2019 là 1,98%). Theo ông Nguyễn Trọng Du thực tế triển khai cho thấy, Nghị quyết 42 đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trước đây. Lũy kế từ 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến 31/8/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Tính trung bình từ 15/8/2017 đến 31/8/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Ông Nguyễn Trọng Du nhận định, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng đã được cải thiện một bước quan trọng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Để xử lý nợ xấu triệt để hơn, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, các cơ chế chính sách hỗ trợ cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, quy định về quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng... Đặc biệt, ngành ngân hàng tập trung xử lý phương án tái cơ cấu một số ngân hàng mua bắt buộc trên cơ sở bảo đảm; tuân thủ đúng quy định và tiếp tục xử lý các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém, cũng như phối hợp với các bộ, ngành chủ quản xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là công ty con của tập đoàn trực thuộc... Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu xử lý nợ xấu đến năm 2019 là 5%, mục tiêu đến 2020 là 3% hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng để làm được thì kinh tế vĩ mô phải ổn định, phải gia tăng sức chống chịu của các tổ chức tín dụng với các cú va đập, cú sốc từ kinh tế bên ngoài. Hơn nữa, ngành ngân hàng phải kiên trì, hài hòa, thực hiện chia sẻ rủi ro theo nguyên tắc thị trường và quy định pháp luật. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng các ngân hàng cũng phải tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. "Muốn xử lý nợ xấu thì các ngân hàng phải tuân thủ và thượng tôn pháp luật, đảm bảo các tỷ lệ an toàn, tăng cường bồi dưỡng, phát huy văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải nâng cao năng lực, có giải pháp tăng vốn điều lệ để đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng phải có phương án kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu, đặc biệt là phải nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng nguồn vốn từ các lĩnh vực phi tín dụng, dịch vụ. Theo Phó Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước cần chủ động xây dựng đề án xử lý nợ xấu cho các dự án yếu kém và thua lỗ của nhà nước; chủ động cơ cấu, nếu giảm được lãi suất là rất tốt cho nền kinh tế và lên các phương án về hợp vốn ngân hàng cho các dự án giao thông lớn... Ngân hàng Nhà nước cùng Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ phương án tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước... Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu không phải việc riêng ngành ngân hàng mà cần sự vào cuộc cũng như trách nhiệm của hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giảm xuống còn 1,96%
20:31' - 07/10/2019
Theo kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm từ 2,11% xuống còn 1,96%.
-
Tài chính & Ngân hàng
VAMC đề xuất giải pháp thúc đẩy xử lý nợ xấu theo giá thị trường
10:58' - 17/05/2019
VAMC dự kiến sẽ thu hồi 50.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2019.
-
Ngân hàng
NHNN yêu cầu rà soát, cập nhật kế hoạch xử lý nợ xấu
06:30' - 26/03/2019
Các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của NHNN về kiểm soát tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi bán nợ cho VAMC.
-
Tài chính
Nợ xấu: Tránh “giam” về một mối
08:00' - 18/12/2018
Nợ xấu là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, do đó xử lý nợ xấu là vấn đề hàng đầu để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 25/4: Đồng USD và NDT tiếp đà tăng giá
08:31'
Ghi nhận vào lúc 8h15 sáng nay, tỷ giá USD tại Vietcombank tăng 21 đồng ở cả chiều mua và bán, lên mức 25.835 - 26.195 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
BVBank tăng vốn điều lệ lên gần 7.700 tỷ đồng, gia cố nền tảng tài chính
18:46' - 24/04/2025
Đây là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của ngân hàng diễn ra ngày 24/4 tại Thành phố Vũng Tàu.
-
Ngân hàng
HDBank công bố chiến lược phát triển Tập đoàn HD Financial Group
18:08' - 24/04/2025
Năm 2025, Chủ tịch HDBank cho biết ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 21.179 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước, tổng tài sản gần 900.000 tỷ đồng, tăng 28%.
-
Ngân hàng
Agribank triển khai nhiều chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp bứt phá
14:30' - 24/04/2025
Với sự kết hợp giữa ưu đãi mở tài khoản và các gói tín dụng quy mô lớn, Agribank kỳ vọng năm 2025 sẽ là năm bứt phá của doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 24/4: Giá USD và NDT đồng loạt tăng
08:46' - 24/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.814 - 26.174 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 31 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Vietcombank và Vietnam Airlines hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp
20:48' - 23/04/2025
Việc bổ sung 50 máy bay thân hẹp sẽ giúp Hãng hàng không Quốc gia tăng cường hiện diện tại các đường bay ngắn và trung bình trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường nội địa.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/4: Đồng USD nhích tăng, NDT không nhiều biến động
08:52' - 23/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức 25.781 - 26.141 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 71 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 22/4.
-
Ngân hàng
SHB sẽ chuyển nhượng nốt 50% vốn còn lại sớm hơn trong năm nay
20:20' - 22/04/2025
Quá trình chuyển nhượng 50% vốn còn lại tại Công ty Tài chính TNHH MTV SHB (SHBFC) cho đối tác chiến lược Krungsri của Thái Lan đang được đẩy nhanh và có thể hoàn tất trong năm nay.
-
Ngân hàng
Tư duy chủ động với tiền
14:23' - 22/04/2025
Sự kiện Ra mắt Bộ Công cụ Sinh lời của VPBank được livestream với tên gọi “Vẻ đẹp tiền ẩn” đã mở ra một góc nhìn khác biệt và giàu chiều sâu về tài chính cá nhân.