Một số điều cần biết về bệnh đột qụy và cách phòng tránh

17:32' - 05/06/2021
BNEWS Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong là cực kỳ cao nếu không được cứu chữa kịp thời.

Trước đây bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên hoặc người già. Tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, những người ở độ tuổi 20 - 30 cũng có khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Trên thế giới, mỗi 45 giây trôi qua có ít nhất một người bị đột quỵ và cứ 3 phút thì lại có một người tử vong do tình trạng này (theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ). Riêng tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, và có đến 100.000 người tử vong trong số đó (chiếm 50%).

Trước đây, đột quỵ hầu như chỉ thường gặp ở những người trên 50 nhưng hiện nay độ tuổi mắc căn bệnh này đang trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này đang có xu hướng tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự mất cấp tính các chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương. Do đó người ta còn gọi bệnh với cái tên “tai biến mạch máu não”.

Từ thời điểm bệnh nhân bị tai biến, nếu chỉ thiếu oxy trong vòng 4 - 5 phút là tổn thương không hồi phục. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động của cơ thể trong tương lai, trường hợp xấu nhất không cứu chữa kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.

Các di chứng mà đột quỵ  để lại thường gặp là: liệt vận động (người, chân, tay...), rối loạn nhận thức (giảm tư duy, sa sút trí tuệ), rối loạn ngôn ngữ (ngọng, biến đổi giọng nói...), rối loạn thị giác.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ:

- Tuổi tác: Người cao tuổi người có khả năng bị tai biến cao hơn, từ 55 tuổi trở đi cứ 10 năm thì nguy cơ bị bệnh lại tăng gấp hai lần.

- Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ bị bệnh ít hơn 2 lần so với những người Mỹ gốc Phi.

- Giới tính: Tỷ bị bệnh ở nữ thường thấp hơn nam giới.

- Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người từng bị bệnh này thì khả năng mắc bệnh này cao hơn so với những người bình thường. Những có bệnh lý dưới đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ: Bệnh đái tháo đường

Những bệnh lý liên quan đến đái tháo đường cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng bị bệnh này.

Các dấu hiệu cho biết bệnh đột quỵ:

Tùy theo thể trạng mỗi người mà dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau, các dấu hiệu này có thể xuất hiện và qua rất nhanh khiến người bệnh chủ quan hoặc cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Một số biểu hiện của bệnh như sau:

- Mặt bị tê cứng một nửa hoặc toàn bộ, nụ cười méo mó, cơ thể bị mất sức đột ngột, mệt mỏi thường xuyên.

- Cơ thể có dấu hiệu tê liệt hoặc khó cử động, không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc là dấu hiệu rõ ràng nhất bệnh.

- Gặp vấn đề khi nói như dính chữ, không rõ chữ, nói ngọng.

- Hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng đột ngột, thị lực giảm sút.

- Đau đầu có thể buồn nôn hoặc không, cơn đau đầu đến bất chợt.

Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên cần chủ động đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm bệnh và có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp chúng ta tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

Cách phòng, tránh bệnh đột quỵ:

Để chủ động phòng, tránh bệnh đột quỵ trong những ngày nắng nóng cần kiểm soát huyết áp, ăn uống khoa học, kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện lối sống lành mạnh (không dùng chất kích thích, vận động nghỉ ngơi hợp lý), đi bộ 20 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc.../.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục