Một số thay đổi chính sách của Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump nắm quyền
Các động thái này bao gồm đề xuất mua lại hợp đồng lao động, sa thải hoặc điều chuyển hàng trăm quan chức, loại bỏ các cơ quan giám sát và ban hành sắc lệnh có thể khiến hàng nghìn công chức đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp.
Chương trình mua lại hợp đồng lao động
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất mua lại hợp đồng lao động của 2,3 triệu nhân viên liên bang làm việc toàn thời gian, bao gồm toàn bộ nhân sự của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và các cơ quan tình báo khác.
Theo một email gửi tới nhân viên liên bang, chương trình "hoãn từ chức" sẽ cho phép họ tiếp tục hưởng lương đến ngày 30/9 mà không cần làm việc trực tiếp, đồng thời có thể bị giảm hoặc hủy bỏ nhiệm vụ. Tuy nhiên, vào ngày 6/2, một thẩm phán liên bang đã tạm thời chặn đề xuất này đến ít nhất ngày 10/2, mang lại chiến thắng ban đầu cho các công đoàn lao động kiện chính quyền Tổng thống Trump.
Đóng băng ngân sách liên bang
Chính quyền mới của Mỹ đã ban hành một bản ghi nhớ tạm dừng việc giải ngân hàng nghìn tỷ USD ngân sách liên bang, gây ra sự hỗn loạn trong bộ máy chính phủ và làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với hàng nghìn chương trình trợ cấp liên bang.
Một thẩm phán liên bang đã tạm thời đình chỉ biện pháp này sau khi nhiều tổ chức cho rằng nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chương trình từ chăm sóc sức khỏe đến xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang đối mặt với một vụ kiện từ các tổng chưởng lý bang thuộc đảng Dân chủ, cáo buộc biện pháp này vi phạm Hiến pháp Mỹ và gây tổn hại nghiêm trọng đến các bang phụ thuộc vào ngân sách liên bang.
Sa thải các cơ quan giám sát Chính phủ
Ông Trump đã sa thải 17 tổng thanh tra tại nhiều cơ quan chính phủ, cho phép ông thay thế các giám sát viên độc lập bằng những người trung thành với mình.
Các quan chức này, bao gồm tổng thanh tra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải, đã nhận được thông báo sa thải ngay lập tức từ Giám đốc nhân sự Nhà Trắng. Hội đồng Giám sát Liêm chính và Hiệu quả đã chỉ trích quyết định này, cho rằng nó vi phạm luật liên bang do Quốc hội không được thông báo trước 30 ngày.
Cắt giảm quy mô lực lượng lao động liên bang
Ông Trump cũng đã yêu cầu nhân viên chính phủ trở lại làm việc trực tiếp và yêu cầu các cơ quan chấm dứt hình thức làm việc từ xa. Ông cũng ban hành lệnh đóng băng tuyển dụng liên bang, ngoại trừ các vị trí quân sự, an ninh và an toàn công cộng.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ khôi phục sắc lệnh "Schedule F" từ nhiệm kỳ đầu của mình, có thể khiến hàng trăm nghìn nhân viên liên bang mất đi các chế độ bảo vệ lao động. Các lãnh đạo cơ quan chính phủ đã được yêu cầu xác định những nhân viên đang trong thời gian thử việc hoặc làm việc dưới hai năm để dễ dàng sa thải họ hơn.
Khoảng 20 luật sư cấp cao tại Bộ Tư pháp, bao gồm các chuyên gia về môi trường, hình sự, an ninh quốc gia và quyền dân sự, đã bị điều chuyển sau khi ông Trump lên nắm quyền. Chính quyền cũng tiến hành cắt giảm nhân sự tại Bộ Tư pháp, đặc biệt nhắm vào các đặc vụ FBI.
Xem xét lại Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA)
Ông Trump đã ra lệnh rà soát FEMA và cân nhắc việc giải thể hoặc tái cấu trúc cơ quan này. Ông cho rằng FEMA quản lý kém trong công tác cứu trợ khẩn cấp và đề xuất trao tiền liên bang trực tiếp cho các bang để tự xử lý thiên tai.
Sa thải hàng loạt quan chức
Tổng thống Trump tuyên bố kế hoạch sa thải hơn 1.000 quan chức được bổ nhiệm dưới thời người tiền nhiệm Joe Biden. Trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức, ông đã cách chức lãnh đạo Lực lượng Tuần duyên Mỹ và Cơ quan An ninh Vận tải (TSA), cùng nhiều quan chức khác. Ông cũng sa thải hai thành viên Đảng Dân chủ trong Hội đồng Quan hệ Lao động Quốc gia, khiến hàng trăm vụ kiện cáo buộc doanh nghiệp vi phạm luật lao động bị đình trệ. Tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, 160 nhân viên đã bị cho nghỉ việc.
Loại bỏ các chương trình đa dạng hóa trong Chính phủ
Ông Trump ký sắc lệnh xóa bỏ tất cả chương trình đa dạng hóa, công bằng và hòa nhập (DEI) trong Chính phủ liên bang. Toàn bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực này được cho nghỉ có lương và các văn phòng liên quan bị đóng cửa.
Sắc lệnh cũng yêu cầu rà soát các nhà thầu liên bang đã cung cấp tài liệu đào tạo DEI và hủy bỏ lệnh về bình đẳng việc làm năm 1965 của Tổng thống Lyndon B. Johnson. Ngoài ra, Trump cấm sử dụng danh xưng giới tính theo sở thích cá nhân trong Chính phủ và khuyến khích nhân viên tố giác đồng nghiệp tiếp tục triển khai các chương trình DEI.
Cải tổ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)
Chính quyền mới của Mỹ thông báo cho tất cả nhân viên USAID trên toàn cầu nghỉ phép và triệu hồi hàng nghìn nhân sự đang làm việc ở nước ngoài. Đây là bước đầu trong kế hoạch sáp nhập USAID vào Bộ Ngoại giao, qua đó chấm dứt tính độc lập của cơ quan viện trợ hàng đầu của Mỹ.
Những động thái trên cho thấy Tổng thống Trump đang thực hiện cuộc cải tổ sâu rộng đối với chính phủ liên bang trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Những thay đổi này có thể tiếp tục gây nhiều tranh cãi trong thời gian tới, đe dọa tới sự ổn định kinh tế-xã hội của quốc gia này.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Tài chính Mỹ “cấm cửa” tỷ phú E.Musk truy cập hệ thống thanh toán chính phủ
17:48' - 07/02/2025
Bộ Tài chính Mỹ đã nhất trí không cho phép Bộ Hiệu Quả chính phủ (DOGE), do ông Elon Musk đứng đầu, truy cập hệ thống thanh toán chính phủ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều do lo ngại chính sách thương mại của Mỹ
17:11' - 07/02/2025
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 7/2 khi nhà đầu tư chờ đợi Mỹ công bố báo cáo việc làm. Thị trường vẫn lo ngại về chính sách thương mại "cứng rắn" của Mỹ.
-
Hàng hoá
Lo ngại thuế quan Mỹ, giá dầu trên đà đi xuống tuần thứ ba liên tiếp
17:09' - 07/02/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 7/2. Tuy vậy, kể từ đầu tuần này đến nay, giá dầu đã giảm 2,5% và hướng tới giảm tuần thứ ba liên tiếp.
-
Doanh nghiệp
LG thu hồi gần nửa triệu bếp điện ở Mỹ vì rủi ro gây cháy
16:29' - 07/02/2025
Hãng LG Electronics (Hàn Quốc) đang thu hồi gần nửa triệu bếp điện ở Mỹ sau khi xảy ra hàng chục vụ cháy làm thiệt hại tài sản và gây thương tích cho người và vật nuôi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xây dựng nhà ga bằng công nghệ in 3D: Chi phí rẻ hơn 50%!
21:33' - 26/03/2025
Công trình được xây dựng và hoàn thành trong khoảng 2 giờ rưỡi, ngắn hơn đáng kể so với các phương pháp thông thường. Chi phí xây dựng nhà ga này ước tính chỉ bằng 50% so với sử dụng bê tông cốt thép.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Mùa hoa anh đào 2025 dự kiến đem lại 9 tỷ USD cho nền kinh tế
20:48' - 26/03/2025
Mùa hoa anh đào năm nay dự kiến sẽ mang lại tác động kinh tế khoảng 1.390 tỷ yen (9 tỷ USD) cho Nhật Bản - mức cao nhất trong lịch sử nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu than của Nga sang Trung Quốc giảm gần 50%
20:29' - 26/03/2025
Theo dữ liệu của công ty phân tích thị trường Kpler, lượng than vận chuyển từ Nga sang Trung Quốc bằng đường biển trong hai tuần đầu tháng 3/2025 đã giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tham dự Hội nghị Đầu tư toàn cầu HSBC lần thứ 2 tại Hong Kong (Trung Quốc)
19:34' - 26/03/2025
Từ ngày 25-26/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tham dự Hội nghị Đầu tư toàn cầu HSBC (GIS) lần thứ 2 tại Hong Kong (Trung Quốc).
-
Kinh tế Thế giới
Italy xây dựng chiến lược xuất khẩu 700 tỷ euro: Tiềm năng từ các thị trường mới
18:20' - 26/03/2025
Các ưu tiên chính để đạt được mục tiêu xuất khẩu 700 tỷ euro của Italy bao gồm thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi và tăng xuất khẩu sang khu vực Tây Balkan và Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Hong Kong (Trung Quốc) tăng hơn 15% so với cùng kỳ
16:39' - 26/03/2025
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tháng 2 của Hong Kong đã tăng 15,4% và 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế mới của Tổng thống Trump đe dọa kinh tế Mỹ
16:38' - 26/03/2025
Việc Mỹ áp đặt hàng loạt thuế quan mới lên hàng nhập khẩu toàn cầu đang phát đi tín hiệu bất ổn đe dọa kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đâu là trụ cột cho thương mại tự do khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng?
16:37' - 26/03/2025
RCEP đã trở thành một trụ cột quan trọng cho thương mại tự do toàn cầu và tạo động lực cho kinh tế thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và bất ổn địa chính trị gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng thép Nhật Bản có thể xuống mức thấp nhất trong hơn 50 năm
16:29' - 26/03/2025
Chủ tịch Liên đoàn Sắt và Thép Nhật Bản cảnh báo kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến sản lượng thép thô hàng năm của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ.