Mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD nông lâm sản hoàn toàn khả thi
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 năm 2015 ước đạt 2,57 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đạt 27,41 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014. So với mức giảm 3,8% của 10 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã có cải thiện hơn.
Với tình hình này, con số 30 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo hoàn toàn khả thi.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,74 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (30,2%), cao su (15,5%). Xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,01 tỷ USD, giảm 16,4%. Các mặt hàng lâm sản chính ước đạt gần 6,4 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Ước khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng đạt 6,24 triệu tấn với 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Tương tự như gạo, mặt hàng cao su cũng có sự tăng trưởng về khối lượng nhưng lại giảm về giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng khác như cà phê, chè vẫn vẫn duy trì sự giảm đáng kể cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu.
Trong các loại nông sản, điển hình có tiêu, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn có kim ngạch xuất khẩu tăng tốt, với mức từ 2,8 đến 19%.
So với 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đến nay vẫn không có cải thiện nhiều. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam (chiếm gần 20% tổng giá trị xuất khẩu) thời gian qua vẫn chứng kiến sự giảm sút mạnh, trên 25% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt khoảng 13% và 14%.
Bởi vậy, giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt 6,01 tỷ USD.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức một số đoàn xúc tiến thương mại ở một số nước, cũng như mở cửa thị trường đối với một số nông sản như thanh long vào Nhật Bản, thịt gà vào Nga... Bộ cũng rà soát các thị trường tiềm năng để đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là sang các nước tiên tiến.
Trong bối cảnh thị trường không thuận lợi, phải cạnh tranh lớn thì Bộ cũng định hướng cần hạn chế sản lượng ở mức nhất định để tăng chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh.
Về lâu dài để có thể cạnh tranh hiệu quả cần phải tập trung phát huy những lợi thế hơn nữa; trong đó phát triển những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo, càphê, cao su, cá, tôm, hồ tiêu, hạt điều.
Điều này cũng đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết và làm cơ sở để thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất các ngành hàng đó./.
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.