Mỹ, Australia tái khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông
Tại Hội nghị Bộ trưởng 2+2 Mỹ - Australia diễn ra tại bang California của Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis của Mỹ, và Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne của Australia nhấn mạnh, hành động quân sự hóa vùng biển tranh chấp đi ngược lại mục tiêu phát triển hòa bình của khu vực.
Tuyên bố chung sau hội nghị tham vấn ngoại giao - quốc phòng song phương nêu rõ hai bên ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, ủng hộ cấu trúc khu vực hiện nay, củng cố cam kết của các bên ngừng những hành động làm phức tạp các tranh chấp và không gây tổn hại các lợi ích của các bên thứ ba hoặc quyền lợi của tất cả các nhà nước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Phát biểu họp báo sau cuộc tham vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhấn mạnh, cả Australia và Mỹ đều mong muốn một khu vực Ấn Độ Dương –Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pompeo cho rằng các hành động quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông đe dọa nỗ lực duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Ông Pompeo khẳng định Washington sẽ tiếp tục cam kết của mình đối với khu vực, bất chấp các mối đe dọa này.
Cam kết của Mỹ duy trì sự hiện diện ở Biển Đông cũng đã được Bộ trưởng Mattis đưa ra ngày 29/5 khi phát biểu với các phóng viên trên đường tới Hawaii dự lễ bàn giao chức Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM).
Ông Mattis nhấn mạnh Mỹ đang thực hiện các bước đi tích cực để ngăn chặn các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại các bãi đá và các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Trước đó, Mỹ đã rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC) diễn ra mùa Hè này với lý do Bắc Kinh tiếp tục các hành động quân sự hóa ở Biển Đông làm leo thang căng thẳng và gây bất ổn trong khu vực.
Trung Quốc đã 2 lần liên tiếp tham gia RIMPAC – sự kiện diễn ra 2 năm/lần.
Bắt đầu từ năm 1971, cuộc tập trận hải quân RIMPAC được coi là lớn nhất thế giới này ngày càng thu hút nhiều nước trong khu vực tham gia.
Từ lúc chỉ có 8 nước tham gia vào năm 2006 đã tăng lên 22 nước vào năm 2010 và 26 nước vào 2016, nhất là trong bối cảnh Mỹ tập trung tăng cường lực lượng tại Thái Bình Dương trong chiến lược trở lại châu Á./.
- Từ khóa :
- mỹ
- australia
- biển đông
- tự do hàng hải
- tự do hàng không
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định tiếp tục duy trì sự hiện diện ở Biển Đông
12:04' - 30/05/2018
Ngày 29/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố nước này sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện ở Biển Đông như một biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản quan ngại hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông
15:39' - 22/05/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng đây là những bước đi nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng và đẩy mọi việc vào "sự đã rồi" của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông
09:42' - 28/04/2018
Ngoại trưởng Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) đã ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ môi trường ở các vùng biển quốc tế.
-
Kinh tế tổng hợp
Hợp tác giữa lực lượng tuần duyên trong hạn chế nạn đánh bắt trái phép trên Biển Đông
13:10' - 18/04/2018
Cơ quan Thực thi hàng hải Malaysia (MMEA) khẳng định hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ bờ biển là rất cần thiết để thực thi luật pháp trên Biển Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.