Mỹ đưa biện pháp trừng phạt dự án dẫn khí đốt của Nga vào dự luật quốc phòng thường niên
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 11/11, các trợ lý Quốc hội Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt được cho là có thể cản trở dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) - một trong những dự án quan trọng nhất của Nga tại châu Âu - đã được đưa vào dự luật chính sách quốc phòng thương niên của Mỹ.
Theo nguồn tin trên, các biện pháp trừng phạt nói trên dự kiến được đưa vào Đạo luật Ủy quyền quốc phòng của Mỹ, nhằm vào những công ty tạo điều kiện xây dựng đường ống dẫn khí đốt, bao gồm cả các tàu trợ giúp các hoạt động đặt đường ống hoặc di chuyển đá ở đáy biển.
Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt trên cũng sẽ được áp dụng với các công ty cung cấp bảo hiểm cho việc xây dựng và chứng nhận đường ống ở Đan Mạch.
Những người ủng hộ dự luật trên hy vọng các biện pháp trừng phạt sẽ ngăn tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sử dụng tàu đặt đường ống Akademik Cherskiy hoàn thành chặng cuối cùng dài 120 km của dự án trong vùng biển Đan Mạch.
Dự luật sẽ trở thành luật sau khi được hai viện Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Donald Trump ký ban hành.
Dự án Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD do tập đoàn Gazprom đứng đầu sẽ tăng gấp đôi công suất đường ống hiện có đưa khí đốt dưới biển tới châu Âu thông qua Đức. Chính quyền Tổng thống Trump và các nhà lập pháp của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ cho rằng đường ống dẫn khí trên sẽ giúp tăng cường ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Nga đối với châu Âu.
Trong khi đó, Gazprom và Đức khẳng định Nord Stream 2 hoàn toàn là một dự án thương mại, trong bối cảnh nhu cầu khí đốt ở Đức đang tăng lên khi nước này giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và điện than./.
>>Nga lên kế hoạch tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Á
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ba Lan yêu cầu Nga giảm giá bán khí đốt
10:23' - 02/11/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Công ty dầu khí quốc doanh Ba Lan (PGNiG) yêu cầu tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga giảm giá hợp đồng bán khí tự nhiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận hải quan giữa Ukraine và Ba Lan mở đường cho hàng hóa vào EU
17:32' - 23/05/2022
Thỏa thuận đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda thống nhất tại cuộc họp song phương cùng ngày ở thủ đô Kiev.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy LNG tại Na Uy sẽ nối lại hoạt động từ ngày 27/5
12:31' - 23/05/2022
Công ty điều hành hệ thống khí đốt Na Uy Gassco cho biết nhà máy Hammerfest LNG của nước này dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào ngày 27/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp nhận đợt vận chuyển sữa công thức đầu tiên từ châu Âu
10:10' - 23/05/2022
Ngày 22/5, Nhà Trắng thông báo một máy bay quân sự chở chuyến sữa công thức đầu tiên từ châu Âu đã hạ cánh xuống sân bay tại Indianapolis, bang Indiana của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến đạt 7 tỷ USD
08:31' - 23/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022, tăng đáng kể so với tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Senegal thúc đẩy hợp tác khai thác khí đốt
08:04' - 23/05/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall về hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức
07:59' - 23/05/2022
Ngày 23/5, lãnh đạo Công đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc "gặp khó" bởi chiến lược "Không COVID"
06:30' - 23/05/2022
Báo Le Monde mới đây có bài viết cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả nặng nề do chính sách phong tỏa được áp đặt ở một số thành phố lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị APEC kết thúc sau khi đàm phán về lương thực, năng lượng và chuỗi cung ứng
20:09' - 22/05/2022
Ngoài vấn đề Nga-Ukraine, Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tham gia APEC đã thảo luận về các vấn đề như an ninh lương thực, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ
18:56' - 22/05/2022
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với thương mại toàn cầu.