Mỹ "tố" Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lên WTO
Mạng Inside Trade cho biết, sau khi công bố kết quả điều tra theo Điều khoản 301 về các hoạt động vi phạm sở hữu trí tuệ, buộc chuyển giao công nghệ của Trung Quốc, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã chính thức gửi yêu cầu tham vấn với Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề này.
Trong yêu cầu tham vấn ghi rõ "Trung Quốc đã từ chối để các đối tác nước ngoài được có khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình khi liên doanh với đối tác Trung Quốc sau khi hợp đồng chuyển giao công nghệ kết thúc.Trung Quốc cũng áp đặt các điều khoản hợp đồng có tính bắt buộc, gây bất lợi, nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử, chống lại và không tạo thuận lợi cho công nghệ nước ngoài nhập khẩu".
USTR cho rằng Trung Quốc áp đặt các biện pháp này thông qua bốn chính sách và điều này đã vi phạm Điều 3, Điều 28 của TRIPS - Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO.
Yêu cầu tham vấn trên được công khai một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump chỉ đạo USTR đưa vụ việc này lên WTO, coi đây như một kết quả của cuộc điều tra theo Điều khoản 301. Ông Trump cũng yêu cầu USTR xây dựng danh sách các biểu thuế khuyến nghị và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin xây dựng các hạn chế đối với đầu tư của Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực công nghệ nhạy cảm của Mỹ. Trong yêu cầu tham vấn, USTR đã chỉ ra một loạt công cụ cụ thể để thực hiện chính sách "buộc chuyển giao công nghệ không công bằng, phân biệt và hạn chế đầu tư" của Trung Quốc như Luật Ngoại thương của Trung Quốc; Quy định của Trung Quốc về nhập khẩu và xuất khẩu công nghệ; Luật về Doanh nghiệp liên doanh cổ phần Trung Quốc - Nước ngoài; các quy định triển khai Luật này... với các quy định như: "Các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có thời gian thực hiện ít nhất 10 năm và cho phép bên liên doanh của Trung Quốc được sử dụng công nghệ này vĩnh viễn sau khi hợp đồng đã hết hạn", hay quy định "chủ sở hữu nước ngoài không được phép ngăn cản các nhà cấp giấy phép của Trung Quốc cải tiến công nghệ và sở hữu những cải tiến đó"; cho rằng các quy tắc này "đặc biệt gây hại cho bên cấp phép ở Mỹ nếu bên được cấp phép của Trung Quốc thực hiện một cải tiến có thể tách rời khỏi sáng chế gốc và sau đó bằng sáng chế cải tiến mạnh mẽ ở Trung Quốc hay nơi khác". Theo quy định của WTO, Trung Quốc có 10 ngày để phản hồi yêu cầu tham vấn của Mỹ và phải thực hiện tham vấn trong vòng 30 ngày. Nếu tham vấn không giải quyết được vấn đề, Mỹ có thể yêu cầu thành lập Ban bồi thẩm trong vòng 60 ngày tính từ ngày yêu cầu tham vấn. Trước đó, Mỹ, Nhật Bản (năm 2009) và Liên minh châu Âu (EU - năm 2011) từng gửi yêu cầu tham vấn về việc Trung Quốc buộc chuyển giao công nghệ vi phạm Hiệp định TRIPS lên WTO.>>>Trung Quốc - đối thủ đáng gờm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với dệt may Việt Nam
16:30' - 23/03/2018
Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam” bắt đầu khởi động và triển khai thực hiện.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề phòng rủi ro khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bảo mật thông tin
09:09' - 22/03/2018
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng cách mạng số đang tăng tốc với nhiều công nghệ đột phá, như trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu mới, công nghệ in 3D, internet vạn vật (IOT)…
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về số đăng ký sở hữu trí tuệ trong 3 năm tới
09:06' - 22/03/2018
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho biết trong 3 năm tới, Trung Quốc có thể "soán ngôi" đầu bảng của Mỹ trong lĩnh vực này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc - đối thủ đáng gờm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
09:59' - 16/03/2018
Trung Quốc sẽ là nước tạo ra sức mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) trong những thập niên tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.