Năm 2016 có 59 DN rớt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao
Ngày 23/2, tại Hà Nội, Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) tổ chức hội thảo Công bố kết quả điều tra người tiêu dùng Việt Nam 2016 và tham vấn cho Bộ tiêu chuẩn tự nguyện về chất lượng thực phẩm.
Sự kiện được tổ chức nhằm hỗ trợ thông tin và giải pháp cho các doanh nghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và truyền thông.
Cuộc khảo sát được thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Bình Định, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp - những vùng kinh tế trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của hàng Việt Nam chất lượng cao.
Hơn 15.500 hộ tiêu dùng trực tiếp, các cá nhân tiêu dùng và doanh nghiệp đã được tiến hành khảo sát tập trung tại các vùng nông thôn đối với tất các sản phẩm, hàng hóa thuộc 37 ngành, hàng; trong đó, chủ yếu là các ngành hàng tư liệu sản xuất.
Theo kết quả điều tra, đã có hơn 3.800 doanh nghiệp được người tiêu dùng Việt Nam nhắc tới; trong đó có 805 doanh nghiệp đạt đủ tỷ lệ bình chọn; 42 doanh nghiệp đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong suốt 21 năm liên tục và 144 doanh nghiệp đạt được danh hiệu này trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, trong năm 2016, cũng đã có 114 doanh nghiệp không đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và 59 doanh nghiệp đánh rớt danh hiệu này.
Nổi bật trong số những ngành có tỷ lệ doanh nghiệp đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao phải kể tới ngành nước chấm gia vị, ngành thực phẩm khô và đồ ăn liền, ngành bánh kẹo, ngành vật liệu xây dựng (thiết bị vệ sinh, ốp lát) và ngành đồ uống không cồn.
Cũng tại hội thảo, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, qua 21 năm triển khai, chương trình bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao đã tạo được vị thế quan trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nhãn hiệu sản phẩm được chứng nhận; thương hiệu của doanh nghiệp được khẳng định phải được nhìn nhận qua thực tiễn thăm dò thị trường và việc ghi nhận khách quan của người tiêu dùng.
Bộ tiêu chí đánh giá hàng Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hội nhập mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới sự chuyên nghiệp hóa trong khâu quản lý sản xuất đến cung ứng, phát triển và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là mở thêm cơ hội phát triển thị trường và hướng tới xuất khẩu.
Đánh giá tình hình chung về thị trường, về doanh nghiệp và tâm lý tiêu dùng, Chuyên gia thị trường Trương Cung Nghĩa, cho rằng, Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao đã được triển khai 21 năm và thu được nhiều thành công mang tính đột phá. Trong quá trình triển khai, chương trình cũng gặp phải nhiều thách thức, nhất là đối với việc làm thế nào để thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Nghĩa, mức độ tập trung người tiêu dùng ở tất cả các kênh phân phối không còn sôi động như những năm trước. Kênh phân phối là chợ truyền thống đã giảm hẳn vị thế do hệ thống siêu thị đang ngày càng hút khách hơn. Trong khi đó, những kênh phân phối như cửa hàng chuyên, đại lý, tạp hóa... vẫn ổn định, do đem lại sự thuận tiện trong lựa chọn đối với người tiêu dùng.
Trong một chừng mực nhất định, người tiêu dùng Việt Nam vẫn quen kiểu mua sắm - giao dịch trực tiếp. Hệ thống phân phối online có khởi sắc nhưng chưa chiếm ưu thế. Người tiêu dùng chỉ tập trung mua online đối với những sản phẩm như thời trang, mỹ phẩm và hàng điện tử...
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức lớn trong hệ thống bán lẻ và ở ngay tại thị trường nội địa. Doanh nghiệp nào có hệ thống phân phối sâu rộng, chiếm ưu thế trên thương trường thì thường phải có tiềm lực về tài chính và quan tâm đến cách trưng bày điểm bán, bao bì đẹp, truyền thông nhiều và có dải sản phẩm rộng.
Còn người tiêu dùng thì tâm lý ngày càng e dè, thậm chí tẩy chay hàng Trung Quốc, nhất là với những sản phẩm thực phẩm, may mặc, nông sản tươi... Người tiêu dùng vẫn bị chi phối bởi quảng cáo. Mạng xã hội vẫn chưa phải kênh thông tin quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định mua hàng, nhất là đối với khách hàng ở phân khúc bình dân và ở nông thôn.
Vấn đề hàng giả, hàng nhái và thực trạng "thực phẩm bẩn" vẫn đáng báo động, bởi lo ngại lớn nhất là chưa có nhiều sản phẩm sạch để thay thế trên thị trường.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ
10:46' - 02/02/2017
CPI tháng 1/2017 tăng chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng nên giá một số mặt hàng về lương thực, đồ uống, may mặc tăng cao hơn tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai "Doanh nghiệp hành động hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2017"
15:41' - 20/01/2017
Ngày 20/1, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức Lễ phát động chương trình “Doanh nghiệp hành động hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2017”.
-
Hàng hoá
Hàng Việt Nam thu hút được người tiêu dùng dịp Tết nguyên đán 2017
12:35' - 09/01/2017
Dịp Tết Nguyên đán năm nay, hàng hóa nước ngoài chỉ chiếm số lượng ít, thay vào đó, các loại hàng hóa nội địa đang ngày càng thu hút người tiêu dùng Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo năm 2017: Rủi ro cho các sản phẩm công nghệ tiêu dùng
14:16' - 04/01/2017
Bất ổn chính trị và đồng USD tăng giá là những yếu tố khiến năm 2017 có thể là năm không mấy thuận lợi đối với các sản phẩm công nghệ tiêu dùng trên toàn cầu.
-
Xe & Công nghệ
Vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ do người tiêu dùng bình chọn
18:42' - 25/11/2016
Chiều 25/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Tư vấn Tiêu dùng tổ chức lễ trao giải thưởng và vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ “Tin và Dùng” được người tiêu dùng bình chọn năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tương lai bất định của TikTok tại Mỹ
13:52' - 05/04/2025
Theo truyền thông Mỹ, một thỏa thuận đã được hoàn thiện sơ bộ vào ngày 2/4, theo đó TikTok Mỹ sẽ được tách riêng thành một công ty mới có trụ sở tại Mỹ.
-
Chuyển động DN
Chủ tịch tập đoàn năng lượng BP thông báo kế hoạch từ chức
17:41' - 04/04/2025
Ông Lund đã làm việc với 3 Giám đốc điều hành tại BP, trong đó có việc dẫn dắt tập đoàn vượt qua giai đoạn đại dịch COVID-19 đầy biến động, khi nhu cầu năng lượng sụt giảm nghiêm trọng.
-
Chuyển động DN
Vietravel Airlines giảm 20% giá vé tại Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh
17:12' - 04/04/2025
Với chủ đề “Hành trình đa sắc, bay trọn khoảnh khắc”, Vietravel Airlines mang đến Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2025 nhiều sản phẩm đường bay phục vụ du lịch dịp Hè với giá ưu đãi lên tới 20%.
-
Chuyển động DN
Sẽ hoàn thành lắp đặt tổ hợp Rotor tổ máy 1 Dự án Hòa Bình mở rộng trong tháng 6/2025
13:43' - 04/04/2025
Để đạt mục tiêu tiến độ phát điện tổ máy 1 trong tháng 9/2025, các nhà thầu phải tăng cường phối hợp, có phương án thi công chặt chẽ, rõ ràng từng hạng mục công việc.
-
Chuyển động DN
PC Hà Giang tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2025
13:40' - 04/04/2025
Công ty Điện lực Hà Giang cam kết sẽ tiếp tục duy trì kênh thông tin trực tiếp với khách hàng lớn nhằm chia sẻ thông tin, phối hợp triển khai các giải pháp cung ứng điện nhanh chóng, hiệu quả.
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận của ExxonMobil dự kiến tăng 900 triệu USD
11:56' - 04/04/2025
Với giá dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng cùng với lợi nhuận lọc dầu mạnh mẽ, lợi nhuận quý I/2025 ExxonMobil dự kiến tăng khoảng 900 triệu USD.
-
Chuyển động DN
TKV dự kiến sẽ cung ứng hơn 23 triệu tấn than cho điện trong 6 tháng đầu năm
11:36' - 04/04/2025
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Dự kiến, trong 6 tháng đầu năm TKV sẽ tiêu thụ 28,5 triệu tấn; trong đó, cung ứng cho các hộ điện đạt 23,23 triệu tấn.
-
Chuyển động DN
Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam
11:09' - 04/04/2025
Công ty truyền tải điện 4 - PTC4 (Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia-EVNNPT) đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
-
Chuyển động DN
Hưng Yên: Xây dựng “kịch bản” đảm bảo điện phục vụ tăng trưởng 2 con số
19:05' - 03/04/2025
Ông Trương Công Diệm, Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên (PCHY) chia sẻ, nguồn cung cấp điện cho Hưng Yên chưa thật dồi dào nên việc căn chỉnh điều hòa nguồn điện rất quan trọng.