Năm 2024, CPI của cả nước tăng 3,63%
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024, sáng 6/1, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá nhà ở thuê, giá xăng dầu tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 12/2024 tăng 2,94%.
CPI bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với quý IV/2023. Tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Tổng cục Thống kê đánh giá, trong năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Xung đột quân sự, biến động chính trị, bất ổn tiếp tục leo thang tại một số nước. Bên cạnh đó, kinh tế, thương mại toàn cầu phục hồi chậm, thiếu vững chắc; tổng cầu, đầu tư sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường. Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, tác động nặng nề tới phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Xu hướng cắt giảm lãi suất của một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục mở rộng do lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2%. Tuy nhiên, trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát như: đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực.Cùng với đó, giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Theo đó, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, diễn biến CPI các tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, so với cùng kỳ năm trước, ngược với năm 2023, CPI 5 tháng đầu năm 2024 có xu hướng tăng cao dần, từ mức 3,37% của tháng 1/2024 lên mức cao nhất 4,44% vào tháng 5/2024. Từ tháng 7/2024 đến nay, mức tăng CPI có xu hướng giảm dần, từ mức tăng 4,36% của tháng 7/2024 xuống còn tăng 2,94% vào tháng 12/2024. Tính chung năm nay, CPI tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá khi giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, thiên tai bão lũ và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ, Tết cùng với giá thịt lợn tăng; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng; giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế được điều chỉnh tăng theo lương cơ sở. Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, yếu tố làm tăng CPI trong năm 2024; đó là: chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,03% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,35 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá: Nhóm lương thực tăng 12,19%, tác động làm CPI tăng 0,45 điểm phần trăm, trong đó giá gạo tăng 15,93% theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ, Tết, làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm. Nhóm thực phẩm tăng 2,7%, làm CPI chung tăng 0,58 điểm phần trăm. Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 3,99% do nhu cầu tiêu dùng và chi phí nhân công tăng. Cùng với đó, chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,2% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,98 điểm phần trăm, chủ yếu do chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 7,68% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc EVN điều chỉnh mức bán lẻ giá điện bình quân làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm; chỉ số giá nhà ở thuê và nhà chủ sở hữu tính quy đổi tăng 4,6% do nhu cầu thuê nhà tăng, tác động làm CPI tăng 0,48 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chỉ số giá nước sinh hoạt năm 2024 tăng 8,33% so với năm trước. Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,16%, tác động làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 5,37% do trong năm học 2023-2024 và 2024-2025 một số địa phương đã tăng mức học phí, tác động làm CPI chung tăng 0,33 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,76%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm. Bên cạnh các yếu tố làm tăng CPI, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra những yếu tố làm giảm CPI trong năm 2024; đó là: chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông năm 2024 giảm 1,02% so với năm 2023 do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian. Tổng cục Thống kê cho biết, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 31/12/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.659,6 USD/ounce, giảm 0,62% so với tháng 11/2024 do chịu áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đều tăng. Trong tháng 12/2024, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất 0,25% nhưng tín hiệu thận trọng về lộ trình giảm lãi suất trong năm 2025 đã tác động tiêu cực đến giá vàng, làm giá vàng hạ xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 11/2024.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 12/2024 giảm 1,38% so với tháng trước; tăng 31,07% so với cùng kỳ năm trước; bình quân cả năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,64%.
Đối với chỉ số giá đô la Mỹ. Tính đến ngày 31/12/2024, chỉ số giá đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 106,98 điểm, tăng 1,46% so với tháng trước do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao, làm đồng đô la Mỹ hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Cùng với đó, chính sách tiền tệ của FED duy trì lãi suất cao và nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh vào cuối năm đã góp phần đẩy giá trị đồng đô la Mỹ lên. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 25.488 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2024 tăng 0,09% so với tháng trước; tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2024 tăng 4,91%. “Lạm phát cơ bản tháng 12/2024 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,85% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,63%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh./. Thúy HiềnTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 11 tăng 0,13%
10:02' - 06/12/2024
Có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu năm 2024, CPI không vượt quá 4%
16:02' - 30/10/2024
Ngày 30/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, chủ trì họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý III/2024, CPI của cả nước tăng 3,48%
10:50' - 06/10/2024
Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm hoàn tất chuyển giao ngân hàng yếu kém
20:59'
Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam
20:04'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động làm tăng CPI năm 2025
20:02'
Nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động đến lạm phát năm 2025, như biến động giá một số mặt hàng thiết yếu, việc điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng
19:58'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp tích cực của Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng trong việc tổ chức, tham gia các buổi đối thoại chính sách của lãnh đạo cấp cao Việt Nam thời gian gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển nguồn nhân lực cho vi mạch, bán dẫn và AI thúc đẩy phát triển kinh tế
19:33'
Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 được Chính phủ công nhận là Khu công nghệ thông tin tập trung sẽ được khai trương đưa vào hoạt động trong tháng 1 này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính thông tin về các ngưỡng nợ thuế hợp lý bị tạm hoãn xuất cảnh
19:32'
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn cho biết, cơ sở đặt ra ngưỡng này được xây dựng dựa trên số liệu thống kê trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với không khí lạnh tăng cường
18:58'
Từ ngày 9/1/2025, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét. Vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp đột phá cho mục tiêu tăng trưởng cao trong kỷ nguyên mới
18:58'
Diễn đàn tập trung đánh giá triển vọng kinh tế, hiến kế giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn tạo đột phá tăng trưởng trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng triển khai công tác chuẩn bị xây dựng Trung tâm tài chính
18:44'
Các bên liên quan chuẩn bị ngay, sớm hoàn thiện các điều kiện về vị trí triển khai, hạ tầng kết nối, hạ tầng số để giới thiệu, thu hút nhà đầu tư chiến lược; đào tạo nguồn nhân lực.