Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ vi phạm
Sáng 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của toàn lực lượng.
Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, trong năm 2024, tình hình vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại có diễn biến phức tạp hơn. Cùng đó, tính chất, mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn khi đối tượng vi phạm không chỉ làm thương mại mà tham gia đầy đủ chu trình khép kín, từ sản xuất đến phân phối, đưa hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lưu thông trên thị trường; số lượng, trị giá hàng hóa vi phạm lớn, thuộc trường hợp chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét dấu hiệu tội phạm.
Ông Nguyễn Đức Lê- Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cho hay, năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ (giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023), phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2023); chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 2%). Thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%). Trị giá hàng hóa vi phạm 425 tỷ đồng (tăng 23% so với năm 2023); trong đó, trị giá hàng hóa tịch thu 220 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy 205 tỷ đồng.
Một trong những điểm nhấn trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trong năm 2024 của lực lượng đó là kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử. Xác định việc kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh thông qua hoạt động thương mại điện tử có xu hướng tăng cao, tại nhiều địa phương. Do đó, các Cục Quản lý thị trường đã chủ động ban hành thành lập tổ thương mại điện tử nhằm thực hiện nhiệm vụ nắm bắt tình hình, tiếp nhận thông tin, tham mưu cũng như thực hiện biện pháp nghiệp vụ liên quan đến vụ việc về thương mại điện tử.
Tính đến thời điểm hiện tại, 63/63 Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành quyết định thành lập tổ thương mại điện tử và các đơn vị chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra về hoạt động thương mại điện tử trong năm 2024.Cả năm, liên quan đến lĩnh vực thương mại, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm (tăng 266% so với năm 2023), chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỷ đồng (tăng 220% so với năm 2023); trị giá hàng hóa vi phạm trên 34 tỷ đồng (tăng 440% so với năm 2023).Các đơn vị kiểm tra, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử có hiệu quả cao: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Quảng Bình, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.Bên cạnh thương mại điện tử, lực lượng cũng đã tập trung kiểm tra trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong năm, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 9.074 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 57,9 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu trên 62 tỷ đồng.Liên quan đến mặt hàng vàng, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 953 vụ, chuyển cơ quan điều tra 1 vụ (Thanh Hóa); xử phạt vi phạm hành chính 23,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 29 tỷ đồng. Về các hành vi buôn lậu thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, lực lượng đã phát hiện, xử lý 970 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 3,6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 6,2 tỷ đồng. Liên quan đến mặt hàng xăng dầu, lực lượng đã phát hiện, xử lý 406 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 12 tỷ đồng, thu giữ 2.470 lít dầu các loại trị giá 52 triệu đồng.Để đạt được những kết quả nêu trên, Tổng cục Quản lý thị trường với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương đã kịp thời tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố với vai trò là thường trực hoặc thành viên của Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh đã tham mưu, đề xuất với UBND các tỉnh/thành phố, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Tuy nhiên, trong năm 2024, hoạt động quản lý thị trường vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định, vẫn còn công chức vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan; việc phối hợp chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, nhất là việc chia sẻ thông tin, giám sát hàng hóa giữa các địa bàn; một số địa bàn chưa kiểm soát chặt chẽ thị trường, hiệu quả trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính ở nhiều nơi, đặc biệt là ở một số địa bàn trọng điểm chưa cao, chưa phản ánh hết tình hình thị trường.Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh, năm 2025, lực lượng sẽ tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương về quản lý thị trường.Mặt khác, tập trung kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; đẩy mạnh số hoá, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành và kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. Đặc biệt, tập trung, ưu tiên triển khai nhiệm vụ chống hàng giả trên thương mại điện tử với những nỗ lực cao nhất để kiến tạo thị trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới
15:56' - 06/12/2024
Bộ Công Thương dự kiến kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường; nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Central Retail Việt Nam tăng lượng hàng hóa dịp Tết
11:23'
Chuỗi siêu thị bán lẻ thực phẩm của Central Retail Việt Nam gồm: GO!, Big C, Tops Market, go! triển khai đồng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt hấp dẫn dịp mua sắm cuối năm.
-
Thị trường
Hải Phòng siết chặt phòng chống gian lận thương mại
08:55'
Nhằm chủ động phòng, chống gian lận thương mại, lực lượng quản lý thị trường Hải Phòng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường quản lý trên “mọi mặt trận”.
-
Thị trường
Thị trường kim loại diễn biến phân hóa
08:24'
Các mặt hàng đều ghi nhận mức biến động thấp, thay đổi không quá 2%.
-
Thị trường
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm
21:54' - 16/12/2024
Theo khảo sát mà công ty S&P Global có trụ sở ở Mỹ công bố ngày 16/12, hoạt động kinh doanh tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục giảm trong tháng 12.
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh chuẩn bị 22.000 tỷ đồng bình ổn giá hàng hóa dịp Tết
21:54' - 16/12/2024
Để chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới, các doanh nghiệp đầu mối tham gia Chương trình Bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng,
-
Thị trường
Giải pháp căn cơ ngăn chặn thuốc lá nhập lậu
10:07' - 15/12/2024
Công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá chưa bao giờ hạ nhiệt, bởi các đối tượng luôn tìm mọi phương thức, thủ đoạn để đưa thuốc lá lậu vào thị trường nội địa do lợi nhuận cao.
-
Thị trường
Đồng Tháp: Giá trị sản xuất cá tra đạt hơn 8.800 tỷ đồng
15:51' - 13/12/2024
Đồng Tháp hiện có 27 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đông lạnh với công suất thiết kế khoảng 700.000 tấn/năm.
-
Thị trường
Khai mạc sự kiện “Khuyến mãi hàng hiệu - Flash Sale Holiday 2024”
15:04' - 13/12/2024
Với hơn 120 gian hàng quy tụ hơn 300 thương hiệu nổi tiếng thế giới, nhiều sản phẩm được giảm giá sâu lên đến 80%, tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận những mặt hàng cao cấp với chi phí hợp lý.
-
Thị trường
Tăng tốc sản xuất sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết
09:58' - 13/12/2024
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có gần 290 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP tiếp tục được các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị để nâng cao chất lượng.