Năm lý do khiến giá dầu không tăng vọt do căng thẳng Mỹ-Iran
Giá dầu đã tăng 5% sau khi Iran tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq để trả đũa việc Tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bị sát hại, nhưng đến chiều ngày 8/1, giá dầu đã đảo chiều, giao dịch ở mức thấp hơn so với trước khi xảy ra vụ ám sát. Dưới đây là những lý do các chuyên gia kinh tế đưa ra để giải thích về hiện tượng này:
* Cuộc khủng hoảng sẽ lắng dịu đi
Giá dầu trong những ngày tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Mỹ phản ứng như thế nào. Nhiều thương nhân cho rằng việc Mỹ quyết định không tấn công đáp trả ngay lập tức sau các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran là một dấu hiệu cho thấy Washington không muốn leo thang tình hình thành một cuộc xung đột toàn diện.Một thương nhân cao cấp của một công ty buôn bán hàng hóa lớn dự báo sẽ có một giai “đoạn tương đối bình lặng” với việc Iran dường như đã giải quyết được việc phải đáp trả đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu trả thù cho cái chết của Tướng Soleimani trong nước, nhưng không gây ra một phản ứng quân sự tức thì của Mỹ.Bob McNally, cựu Cố vấn của Nhà Trắng và là người đứng đầu công ty tư vấn năng lượng Rapidan, đồng ý rằng dường như các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran đã được lên kế hoạch để cố tránh giết lính Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng cuộc tấn công này có thể chưa phải là dấu chấm hết cho hoạt động trả thù của Iran.* Các công ty vận tải dầu thực hiện chính sách “chờ xem”Mặc dù các cuộc tấn công của Iran không nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ, nhưng thị trường năng lượng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng không an toàn. Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và là đồng minh quan trọng của Mỹ, đã tạm đình hoãn việc vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz, nơi 20% nguồn cung dầu toàn cầu đi qua hàng ngày.Năm ngoái, các tàu chở dầu trên vịnh Ba Tư đã trở thành mục tiêu tấn công với nghi ngờ rằng Iran thực hiện các cuộc tấn công này nhằm đáp lại việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran. Tehran cũng bị Mỹ cáo buộc đã tấn công các cơ sở xử lý dầu của Saudi Arabia hồi tháng 9/2019.Các nhà môi giới tàu cho biết các nhà khai thác tàu chở dầu khác cũng đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như chỉ đi qua eo biển này vào ban ngày. Tuy nhiên, công ty điều hành tàu chở dầu lớn nhất thế giới Frontline cho biết đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ và chưa “đình chỉ các giao dịch trong khu vực này”.Ông Richard Matthews, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty môi giới tàu Gibson, nói: “Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đang chờ đợi xem liệu có bất kỳ cuộc tấn công hay sự liên quan trực tiếp nào đến tàu chở dầu hay không. Ngoài nguy cơ đã tăng cao rõ rệt, hầu hết mọi người đều ở chế độ chờ xem”.* OPEC và các đồng minh có thể tăng nguồn cungPhản ứng có chừng mực của thị trường dầu mỏ đối với sự gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, một phần vì bất kỳ sự căng thẳng nào của nguồn cung, hiện tại, chủ yếu là giả tạo. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga đã cắt giảm sản lượng trong gần như suốt 3 năm qua nhằm đối phó với việc sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng.Nếu giá dầu tăng quá cao, Tổng thống Donald Trump sẽ gây áp lực đối với các đồng minh trong OPEC, như Saudi Arabia và UAE, tăng cường sản xuất để giúp bình ổn thị trường. Trước vụ tấn công tên lửa, Tổng thống Mỹ cho biết ông đã thảo luận về giá dầu với Thứ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Khalid bin Salman.Trong khi đó Iman Nasseri, Giám đốc điều hành khu vực Trung Đông của công ty tư vấn năng lượng FGE, nói: “Saudi Arabia chắc chắn có thể làm dịu thị trường bằng cách tuyên bố đơn phương tăng nguồn cung của mình. Tuy nhiên, hành động vội vàng đó sẽ là không cần thiết cho đến khi tình hình quân sự giữa Iran và Mỹ bình tĩnh trở lại”.* Giá dầu hiện đã caoMột số thương nhân nói rằng phản ứng hạn chế của giá dầu chỉ đơn giản là do giá dầu đã tăng mạnh trong quý IV/2019, tăng khoảng 10 USD khi những lo ngại về khả tăng trưởng toàn cầu yếu và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lắng dịu đi.Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đặt cược rất lớn vào việc giá dầu tăng nên có thể không mấy hứng thú tiếp tục mở rộng đầu tư nếu không có bằng chứng nguồn cung thực sự gián đoạn.Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng SEB của Na Uy, cho biết: “Nguồn cung dầu không mất đi một giọt nào do những sự cố gần đây và đây là lý do tại sao giá dầu giảm trở lại nhanh chóng như vậy”.* Giá cao hơn, nhưng nguồn cung lớn hơnMỗi nhà kinh doanh dầu mỏ đều có phép tính đơn giản, đó là điều gì dần trở nên phù hợp hơn với sự nổi lên của ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ.Mặc dù tốc độ tăng trưởng của dầu đá phiến được dự báo sẽ chậm lại trong năm nay, do các công ty ưu tiên việc tạo ra tiền mặt hơn là tăng cường khai thác, nhưng giá dầu cao hơn có thể dẫn đến phản ứng mau lẹ của ngành công nghiệp dầu đá phiến nhằm tăng sản lượng. Điều đó có thể làm giảm sự nhiệt tình của các nhà đầu cơ dầu mỏ./.- Từ khóa :
- opec
- giá dầu
- căng thẳng mỹ iran
- thị trường dầu mỏ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm khi dự trữ dầu của Mỹ bất ngờ tăng
08:28' - 10/01/2020
Trong phiên giao dịch ngày 9/1, giá dầu thế giới giảm sau khi số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao bất ngờ,
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á biến động nhẹ phiên 9/1
18:26' - 09/01/2020
Giá dầu châu Á không biến động mạnh trong phiên 9/1, sau khi giảm trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng mạnh sau vụ Iran phóng tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq
08:53' - 08/01/2020
Trong phiên giao dịch sáng 8/1, giá dầu châu Á tăng mạnh 4,53% so với giá dầu thô Mỹ sau khi Iran phóng tên lửa vào hai căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq nhằm trả đũa vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani.
-
Hàng hoá
Căng thẳng ở Trung Đông đẩy giá dầu thế giới đi lên
08:55' - 03/01/2020
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã thông qua dự luật cho phép triển khai binh sĩ tại Libya, qua đó mở đường cho sự hợp tác quân sự hơn nữa giữa Ankara và Tripoli...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi lên do tâm lý lạc quan về quan hệ thương mại Mỹ-Trung
11:59' - 02/01/2020
Trong phiên giao dịch sáng 2/1, giá dầu châu Á tăng do mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung ấm lên và tình hình Trung Đông căng thẳng làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.