Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm cùng Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là chính sách nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong kỷ nguyên mới.
Nâng bước thế hệ trẻ tiếp cận tri thứcChị Nguyễn Thị Tình, thôn Hải Yến, xã Hải Thắng, Tiên Lữ (Hưng Yên) đã không khỏi lo lắng khi thời điểm năm 2017, có 2 con cùng lúc học đại học. Chi phí mỗi tháng cho 2 con khoảng 10 triệu/tháng là áp lực rất lớn với gia đình làm nông như chị. Biết được hoàn cảnh kinh tế gia đình, cán bộ tín dụng phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã tiếp cận và thực hiện các thủ tục cho chị được vay vốn ưu đãi của chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Với số tiền được vay hơn 100 triệu đồng, một mặt chi trả các khoản cho các con đi học đại học, còn lại chị đã tạo dựng mô hình trang trại kinh tế tổng hợp.Trong những đợt gió rét ngọt giữa tháng Chạp, chị Tình vẫn luôn làm việc ở trang trại. Lúc thì chặt bắp cải, khi lại vào chuồng nhặt trứng ngỗng kịp bán cho thương lái. Người đàn bà 45 tuổi dáng đậm, mang vẻ chất phát khoe, nhờ Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn ưu đãi mà gia đình chị nuôi được 3 cô con gái khôn lớn, ngoan ngoãn; trong đó có 2 con đang học đại học. Hiện con gái lớn của chị đã ra trường, có việc làm ổn định ở Hà Nội.
“Nguồn vốn rất có ý nghĩa ở thời điểm khó khăn, giúp con tôi không bị bỏ dở học giữa chừng. Khi biết bố mẹ phải vay vốn các cháu càng thêm động lực quyết tâm học tập, tạo dựng ý thức tiết kiệm, tìm kiếm việc làm sau khi ra trường để hoàn trả nợ món vay đúng hạn”.Tương tự, sau khi con trai trúng tuyển Đại học Điện lực, gia đình chị Nguyễn Thị Thơ, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) vừa mừng, vừa lo vì không biết lấy đâu ra số tiền lớn để đóng học phí cho con. Nỗi lo của vợ chồng chị được giải tỏa khi Tổ tiết kiệm và vay vốn ở địa phương hướng dẫn và giúp gia đình tiếp cận nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên. Từ đó đã giúp gia đình chị yên tâm cho con theo học đại học. Chị Thơ giãy bày: “Vợ chồng tôi thu nhập không cao, chỉ đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nếu không có sự tiếp sức từ vốn vay có lẽ con tôi cũng khó cầm được tấm bằng cử nhân và có việc làm ổn định như hôm nay”.
Theo Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hưng Yên, dư nợ chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến 31/12/2024 đạt 234.626 triệu đồng với 4.536 học sinh, sinh viên vay vốn.
Nguồn vốn cho vay của chương trình đã giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được theo đuổi ước mơ học tập, không phải bỏ học vì không có tiền đóng học; góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, địa phương; sau khi học xong sinh viên có việc làm, có ý thức cùng gia đình trả nợ nên chất lượng tín dụng của chương trình tốt.
Khơi dậy khát vọng làm giàuCũng nhằm nâng cao nguồn nhân lực phục vụ cho địa phương và đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, là đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên luôn chủ động quán triệt sự chỉ đạo của cấp trên đẩy mạnh chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho nhiều khách hàng. Trong số đó chú trọng cho cựu chiến binh, bộ đội xuất ngũ về địa phương; lao động nữ nông thôn đã quá 40 tuổi (độ tuổi mà các doanh nghiệp sản xuất không còn tiếp nhận) vay vốn. Số liệu cho thấy, đến tháng 1/2025, trên địa bàn Hưng Yên đã có 20.226 khách hàng được vay vốn với số tiền hơn 1.303 tỷ đồng. Nguồn vốn đã “hà hơi, tiếp sức” giúp nhiều hội viên cựu chiến binh, hội nông dân có đời sống kinh tế khá giả hơn.Cựu chiến binh Đỗ Mạnh Điệp, thôn Tân Hưng, xã Hùng Cường, thành phố Hưng Yên được vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội. Cùng vốn tự có, anh đã đầu tư mua 12 con bò (nái và thương phẩm) về chăn nuôi. Trị giá của đàn bò khoảng 370 triệu đồng, tài sản lớn, giúp gia đình cải thiện thu nhập trong thời gian tới nên những ngày giá rét, anh luôn chăm sóc cẩn thận, lúc nào đốt lửa sưởi ấm và chuẩn bị thức ăn tươi cho bò.
Ngời lên khí chất can trường, bản lĩnh của bộ đội cụ Hồ, anh Điệp cho biết với lợi thế vùng đất bãi phì nhiêu, sau khi rời quân ngũ anh cũng đã nuôi 2 con bò. Loay hoay tìm hướng phát triển đàn bò, anh đã được Hội cựu chiến binh xã bảo lãnh để Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn. Cầm chắc đồng vốn trong tay, anh Điệp đã “cởi bỏ” tư duy cũ làm ăn nhỏ lẻ, thay vào đó là nghĩ lớn, làm lớn. Không chỉ chăn nuôi bò, anh đang mở đại lý thức ăn gia súc, phục vụ nhu cầu chăn nuôi đang tăng mạnh trên địa bàn xã, hợp với xu hướng phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.Tại xã Hùng Cường, có 113 hội cựu chiến binh như anh Điệp được vay vốn ưu đãi; tổng số tiền là 6,8 tỷ đồng. Khi có dòng vốn “rẻ” đã tạo động lực mạnh mẽ, khích lệ cựu chiến binh làm giàu.
Theo ông Phạm Văn Dinh, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Hùng Cường, tất cả các hội viên đều sử dụng vốn đúng mục đích, mở mô hình trang trại làm ăn hiệu quả. Các mô hình đều cho thu lãi từ 200 đến 300 triệu đồng/năm nên các hội viên rất phấn khởi, cùng chung một khát vọng làm giàu, vươn lên đổi đời từ nguồn vốn chính sách. Trước xu hướng phát triển của đất nước, ông Dinh mong muốn, nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn ưu đãi cho bộ đội xuất ngũ. “Các hội viên đều bày tỏ khát vọng cháy bỏng làm giầu trên quê hương mình nhưng nguồn vốn mới chỉ được ứng được khoảng 30% nhu cầu. Nếu vốn được bổ sung thêm, sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho các hội viên, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ và địa phương phát triển”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với vai trò là “cánh tay nối dài” của Chính phủ triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội đã triển khai nhiều Chương trình cho vay vốn ưu đãi trên phạm vi cả nước.Nói về ý nghĩa của vốn vay ưu đãi trên địa bàn, ông Vũ Hải Chiều, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên đánh giá, chương trình rất hợp lòng dân, có sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương, thiết thực góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Quan điểm của Ngân hàng chính sách xã hôi tỉnh là tạo điều kiện thuận lợi tối đa để hộ gia đình có đủ điều kiện được tiếp cận tín dụng ưu đãi; từ đó góp phần giảm nghèo và sự bình đẳng trong giáo dục, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thúc đẩy đất nước phát triển.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Động lực phát triển kinh tế bền vững từ tín dụng chính sách
19:46' - 10/01/2025
Nguồn vốn từ NHCSXH đã giúp hàng ngàn người dân Hà Nam cải thiện cuộc sống thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định và hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu.
-
Ngân hàng
Tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
16:36' - 09/01/2025
Ngày 9/1 tại Hà Nội, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã tổ chức phiên họp thường kỳ Hội đồng quản trị quý IV/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Nhật Bản đóng băng tài khoản ngân hàng của người nước ngoài hết hạn visa
09:39'
Những cư dân nước ngoài cư trú hợp pháp nhưng không báo cáo tình trạng gia hạn cư trú của mình có thể sẽ không thể rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng.
-
Ngân hàng
ECB sẵn sàng can thiệp nếu sự ổn định tài chính khu vực bị đe dọa
22:17' - 11/04/2025
Chủ tịch ECB Christine Lagarde khẳng định định chế này sẵn sàng can thiệp nếu các biện pháp thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây rủi ro cho ổn định tài chính khu vực.
-
Ngân hàng
Đồng USD lao dốc giữa bão thuế quan
20:18' - 11/04/2025
Đồng USD ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn hai năm vào ngày 10/4 trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng rằng Fed sẽ phải hạ chi phí đi vay để chống lại tác động của thuế quan.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách của Cần Thơ tăng bình quân 2 số mỗi năm
20:11' - 11/04/2025
Giai đoạn 2020 - 2025, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của cần Thơ đạt trên 4.900 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tăng 72,3%) so với năm 2020, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm gần 12%.
-
Ngân hàng
Linh hoạt điều hành tỷ giá trước biến động thương trường
18:31' - 11/04/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành các công cụ, giải pháp với thời điểm và liều lượng hợp lý, nhất là hài hoà sự đánh đổi tỷ giá với mục tiêu giảm lãi suất.
-
Ngân hàng
Tái cơ cấu ngân hàng như thế nào để đạt hiệu quả tối đa?
18:09' - 11/04/2025
Các chuyên gia nhìn nhận như thế nào về việc tái cơ cấu các ngân hàng để đạt hiệu quả tối đa?
-
Ngân hàng
VPBank giúp khách hàng "tiền sinh tiền, lời sinh lời"
15:58' - 11/04/2025
VPBank đã mang sức mạnh của lãi kép đến gần hơn với mọi người – chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng VPBank NEO.
-
Ngân hàng
BVBank phát hành chứng chỉ tiền gửi online với lãi suất lên đến 6,2%/năm
15:21' - 11/04/2025
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) triển khai sản phẩm chứng chỉ tiền gửi online hướng tới mục tiêu tăng cường tiện ích cho khách hàng cá nhân thông qua nền tảng ngân hàng số Digimi.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/4: Giá USD tiếp tục giảm mạnh
08:55' - 11/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV đồng loạt điều chỉnh giảm xuống còn 25.520 - 25.880 VND/USD (mua vào - bán ra).