Nga đánh giá cao các ưu tiên nghị sự hội nghị APEC 2017 của Việt Nam
Ngày 23/10, tại phòng hội nghị của Trung tâm “Thế giới Nga” ở thủ đô Moskva của LB Nga đã diễn ra hội nghị bàn tròn “APEC 2017: Kết quả, vấn đề và triển vọng sau năm 2020” quy tụ hầu hết cộng đồng chuyên gia hàng đầu của Nga từ Học viện Kinh tế quốc dân và hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống, Ủy ban Quốc gia nghiên cứu Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) , Viện Kinh tế Viện Hàn lâm khoa học Nga và Trung tâm Quốc gia Nga nghiên cứu Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), cũng như các cố vấn của Bộ Phát triển kinh tế Nga.
Về phía Việt Nam có Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) Võ Trí Thành tham dự và tham gia các ý kiến trao đổi.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, chương trình hội thảo được sắp xếp theo các ưu tiên do Việt Nam đưa ra với tư cách là nền kinh tế - Chủ tịch APEC 2017.
Bốn ưu tiên bao gồm: thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong kỷ nguyên số; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong các ưu tiên này sẽ chú trọng đặc biệt đến các quá trình hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương; công việc APEC về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển; những sáng kiến và dự án của diễn đàn trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực.
Mở đầu hội thảo là tổng quan về các mục tiêu và ưu tiên của Việt Nam do chuyên gia Võ Trí Thành trình bày, đồng thời các đại biểu cũng cùng nhau xem lại video clip giới thiệu chi tiết về các thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Gần 20 tham luận tại hội thảo đã thể hiện cách tiếp cận khoa học và rất nền tảng của giới chuyên gia Nga đối với vấn đề hợp tác trong khuôn khổ APEC, trong đó vị trí đặc biệt được dành cho hợp tác với Việt Nam như cánh cửa mở vào khu vực ASEAN nói riêng và châu Á nói chung.
Các vấn đề trong hợp tác Nga-Việt được phân tích từ lý do, mục đích, các định hướng, thực trạng cho đến triển vọng.
Sự tham gia của Việt Nam với tư cách chủ nhà và Nga vào Hội nghị Cấp cao APEC tới đây tại thành phố Đà Nẵng được đánh giá cao ở góc độ kinh tế lẫn chính trị trong bối cảnh Nga cần đa dạng hóa hơn nữa các thỏa thuận thương mại, tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường, còn Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để thâm nhập một thị trường vô cùng rộng lớn là Liên minh Kinh tế Á-Âu với nền kinh tế Nga là đầu tàu.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại LB Nga, ông Valery Sorokin, quan chức cấp cao APEC của Nga, trưởng đoàn Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) của Nga, cho biết ông đánh giá rất cao công tác chủ nhà Hội nghị Cấp cao APEC 2017 của Việt Nam, mọi hoạt động đến nay đều diễn ra trôi chảy và được tổ chức ở trình độ cao nhất, ông hy vọng hội nghị tại Đà Nẵng tới đây cũng sẽ thành công tốt đẹp và thông qua được Tầm nhìn Phát triển sau năm 2020.
Theo ông Sorokin, phía Nga rất quan tâm đến các sáng kiến mà Việt Nam đưa ra, trong đó đặc biệt chú ý đến việc soạn thảo các chương trình hành động chung trong khuôn khổ APEC để củng cố phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội.
Nga tham gia vào sáng kiến này tích cực nhất và đã có những đề xuất về vấn đề này, mà một trong số đó là bảo đảm phát triển kinh tế các vùng sâu vùng xa.
Đây vốn là chương trình của Chính phủ Nga và nay rất tương thích với sáng kiến trên của Việt Nam.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội nghị Cấp cao APEC 2017 là bảo đảm an toàn cho phát triển kinh tế, bao gồm đấu tranh chống tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, hợp tác giải quyết hậu quả của thiên tai, đối phó với bệnh dịch, đấu tranh chống tham nhũng v.v....
Thông qua lăng kính khả năng hợp tác tại khu vực APEC, các vấn đề quan trọng đối với hợp tác song phương Nga-Việt cũng được xem xét tại hội thảo.
Trong đó có kết quả thực hiện hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) và Việt Nam, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục và tiến bộ khoa học.
Về vấn đề này Tiến sĩ Võ Trí Thành chỉ ra rằng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Nga-Việt Nam cần được đặt trong tổng thể các mối quan hệ hội nhập của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cần phải kết nối được với mạng sản xuất và chuỗi giá trị của các thỏa thuận khác để đạt hiệu quả cao hơn cho cả Nga và Việt Nam.
Ông cũng đóng góp một số ý kiến về chính sách hội nhập cho phía Nga, ví dụ như cần đa dạng các thỏa thuận thương mại tự do hơn nữa cũng như chú ý đến việc hội nhập thỏa thuận FTA chất lượng cao.
Một thành phần quan trọng của cuộc thảo luận là khả năng đóng góp của Nga và Việt Nam đối với việc hình thành chương trình nghị sự của APEC sau năm 2020, khi diễn đàn phải hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu Bogor, xác định các ưu tiên hoạt động của APEC kể từ năm 1994.Đề cập tới các dự án tới đây của Nga trong khuôn khổ APEC, bà Tatiana Flegontova, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC Học viện Kinh tế quốc dân và hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống, cho biết, ngoài sáng kiến phát triển vùng sâu vùng xa, Nga còn chú trọng đến phát triển công nghệ như chính sách cụm liên kết, phát triển thị trường công nghệ cao, hội nhập khu vực.
Với mục tiêu đó, Nga chú trọng đến một số nhiệm vụ quan trọng tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017 ở Đà Nẵng tới: đưa vào chương trình nghị sự cả những hội nhập khu vực của đối tác của Nga trong EAEC, và đặc biệt là vấn đề phát triển bao trùm, nghĩa vụ của các nước về hàng hóa thân thiện với môi trường cũng là một trong những mối quan tâm ưu tiên của Nga tại APEC lần này.
Theo các phân tích và báo cáo tại hội nghị, cho dù còn có những khoảng trống trong dự án hội nhập châu Á của Nga, song triển vọng về hiệu quả kinh tế từ APEC cũng như trong hợp tác song phương Nga-Việt, vai trò của Việt Nam trong chính sách hướng Đông được giới chuyên gia Nga hết sức tin tưởng.
Từ đó nhận thức chung đó, các đại biểu dự hội thảo đi đến được kết luận chung và sẽ công bố trong những ngày tới như những tư vấn chuyên gia cho các nhà hoạch định chính sách nước này về một trong những định hướng phát triển quan trọng và ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế Nga./.
Xem thêm:
>>>Ngành du lịch Đà Nẵng triển khai nhiều hoạt động phục vụ APEC 2017
>>>Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng công tác y tế phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
19:55' - 22/10/2017
Trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC (từ ngày 6/11 đến 11/11), dự kiến lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên và khoảng 10.000 đại biểu trong và ngoài nước sẽ tham dự.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC ưu tiên đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng
16:44' - 21/10/2017
Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng là một trong bốn ưu tiên được các đại biểu APEC tập trung thảo luận ngày 21/10, tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC diễn ra tại Quảng Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam được lợi gì khi hội nhập vào dòng chảy tài chính quốc tế?
14:57' - 21/10/2017
Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD về tình hình kinh tế toàn cầu và vấn đề hợp tác tài chính giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
-
Phân tích doanh nghiệp
Honda tập huấn lái xe phân khối lớn cho cảnh sát giao thông phục vụ APEC 2017
12:56' - 21/10/2017
Honda Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát Giao thông tập huấn kỹ năng lái xe mô tô phân khối lớn cho cảnh sát giao thông bảo đảm trật tự an toàn và dẫn đoàn phục vụ hội nghị APEC 2017 tại Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thủ tướng dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại tỉnh Quảng Nam
11:45' - 21/10/2017
Sáng 21/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu chào mừng tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC (FMM) lần thứ 24, tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.