Ngăn nguy cơ chiếm dụng đường đi bộ ven sông Tô Lịch
Đây là tuyến đường đi bộ và đi xe đạp ven sông dài nhất của Thủ đô Hà Nội từ trước đến nay, nằm trong dự án mở rộng tuyến đường vành đai 2 và xén dải phân cách tạo cảnh quan mới cho tuyến đường Tô Lịch.
Tuyến đường này hình thành được người dân ủng hộ nhưng lại nảy sinh rất nhiều bất cập. Mặc dù trước khi đưa vào sử dụng, cơ quan chức năng đã quy định rõ ràng và có biển cấm từ đầu đoạn đường đi bộ là chỉ dành cho người đi bộ và người đi xe đạp.
Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, đường Láng quá ùn tắc nên nhiều xe máy đã đi vào làn đường đi bộ này.
Bác Nguyễn Trọng Trúc ở phố Quan Nhân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy phản ánh, những người điều khiển xe gắn máy đi vào làn đường đi bộ không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người đi bộ, nhất là sáng sớm hoặc chiều tối (giờ cao điểm) thường có người già và trẻ nhỏ ra tuyến đường này đi dạo hoặc tập thể dục.
Anh Nguyễn Văn Xuân quận Cầu Giấy lo ngại, liệu Hà Nội có duy trì được đúng công năng sử dụng của tuyến đường này hay lại để quán cóc mọc lên. Tuyến đường đẹp cũng có thể trở thành địa điểm tụ tập, xả rác bừa bãi xuống sông Tô Lịch.
Trước tình trạng người dân không chấp hành theo đúng yêu cầu, từ chiều ngày 22/3, Công ty Cổ phần Công trình giao thông Hà Nội đã dựng 3 lớp rào chắn ở đầu các lối vào của tuyến đường.
Mỗi đầu đường có 6 trụ sắt cố định, mỗi trụ sắt cao khoảng 50 cm có thể đảm bảo xe máy không thể vượt qua được.
Vì rào chắn được thiết kế theo kiểu zic zac nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của người đi bộ và người đi xe đạp trên tuyến đường này.
Tuy nhiên, nhiều người dân đã hiểu lầm về mục đích của 3 lớp hàng rào chắn này. Họ nghĩ xe đạp không thể qua được nên có nhiều người dân đã rẽ qua làn đường lớn (đường Láng) để lưu thông phương tiện của mình.
Trước tình trạng vi phạm trên tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn cho biết, cần phải có biện pháp cưỡng chế xử lý vi phạm để tuyến đường này chỉ dành riêng cho người đi bộ, xe đạp.
"Chúng tôi đã phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền nhắc nhở để người dân ý thức được không đi xe máy và phương tiện khác vào đường này" - ông Tuấn nói.
Hà Nội đang xây dựng thói quen đi bộ cho người dân, cùng với việc tăng cường các biện pháp quản lý, xử phạt của cơ quan chức năng, người dân khi tham gia giao thông cũng cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật để tuyến đường đi bộ giữ đúng công năng sử dụng, giúp cho cư dân xung quanh có một không gian thư giãn hàng ngày./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cấm xe máy nội đô Hà Nội năm 2030: Không thể trì hoãn
21:03' - 27/03/2019
Mục tiêu của đề án hạn chế xe máy là đề xuất phạm vi, lộ trình phân vùng hạn chế hoạt động đối với xe máy phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và năng lực của hệ thống giao thông công cộng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất 3 phương án di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi nội thành Hà Nội
11:03' - 27/03/2019
VIUP đưa ra 3 phương án để di dời trụ sở 13 bộ, ngành khỏi nội thành Hà Nội; trong đó, phương án thấp nhất tốn gần 12.000 tỷ đồng, cao nhất tốn khoảng 17.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đứng thứ 15 trong Top 25 điểm đến ưa chuộng nhất thế giới
07:51' - 27/03/2019
Dưới đây là danh sách 25 điểm đến được ưa chuộng nhất thế giới năm 2019 theo bảng xếp hạng của TripAdvisor.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Jordan cam kết hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân
08:31'
Chiều 29/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Jordan Ayman Al-Safadi.
-
Kinh tế & Xã hội
Sinh viên Trung Quốc đóng góp lớn cho nguồn thu giáo dục của Australia
07:28'
Tổng Kiểm toán bang NSW Margaret Crawford cho hay có tới 7 trong số 10 trường đại học hiện ghi nhận Trung Quốc là nguồn thu hàng đầu về sinh viên nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất các giải pháp chống khai thác hải sản thác bất hợp pháp
21:26' - 29/06/2022
Chiều 29/6, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị phối hợp tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh đối mặt nguy cơ "dịch chồng dịch"
20:10' - 29/06/2022
Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ dịch chồng dịch khi dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết cũng diễn biến phức tạp.
-
Kinh tế & Xã hội
EC đề xuất cấm thuốc lá điện tử có hương vị tại châu Âu
19:33' - 29/06/2022
Ngày 29/6, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất cấm sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử có hương vị tại châu Âu do lo ngại những sản phẩm này sẽ trở nên thịnh hành và kéo theo những ảnh hưởng về sức khỏe.
-
Kinh tế & Xã hội
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cho xe lưu thông miễn phí thêm 30 ngày
18:14' - 29/06/2022
Sau khi hết hạn 7 ngày thu phí thử nghiệm không thu tiền (hết 14 h ngày 30/6), cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ tiếp tục cho các phương tiện lưu thông miễn phí thêm 30 ngày.
-
Kinh tế & Xã hội
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.745.631 ca mắc COVID-19
18:12' - 29/06/2022
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.745.631 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia hủy dự án nhà máy điện than 1 GW nhằm cắt giảm phát thải
17:28' - 29/06/2022
Công ty điện lực PLN thuộc sở hữu nhà nước Indonesia đã hủy dự án phát triển nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1 GW nhằm thực hiện cam kết cắt giảm phát thải carbon.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể phụ BA.5 của Omicron lây lan nhanh hơn biến thể cũ
16:23' - 29/06/2022
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, biến thể phụ BA.5 thuộc biến thể Omicron, do đó, chúng có một số đặc điểm tương tự các biến thể phụ khác của Omicron là có khả năng lây lan cao.