Ngân sách năm 2016 vẫn rất căng thẳng
Phát triển doanh nghiệp tư nhân; vực dậy ngành nông nghiệp để trở thành trụ đỡ của nền kinh tế và thu ngân sách Nhà nước năm 2016 là những vấn đề Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trăn trở và đề cập tại buổi thảo luận ở tổ kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, ngày 22/10.
* Phát triển doanh nghiệp tư nhân
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, một đất nước muốn tự chủ kinh tế thì doanh nghiệp của nước đó phải được phát triển. Doanh nghiệp nội địa phát triển thì mới hỗ trợ cho khu vực FDI và tiếp thu công nghệ của nước ngoài.“Hiện nay, nhiều doanh nghiệp FDI, như Nhật Bản, muốn chuyển giao công nghệ, nhưng doanh nghiệp chúng ta không có nền tảng để nhận. Còn các doanh nghiệp trong nước kêu doanh nghiệp FDI không chuyển giao công nghệ là do họ không chuyển giao và thứ hai họ có chuyển giao thì doanh nghiệp trong nước cũng không có đủ năng lực tiếp nhận” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Người đứng đầu ngành kế hoạch đầu tư cho rằng, một nền kinh tế không có lực lượng doanh nghiệp mạnh thì không thể là nền kinh tế mạnh, càng không phải là nền kinh tế tự chủ, bị phụ thuộc rất nhiều.
“Chúng ta đã làm rất nhiều, nhưng thực tế là doanh nghiệp trong nước còn rất yếu, quy mô nhỏ, đầu tư sản xuất ít, phần lớn làm dịch vụ. Không những thế, còn có những doanh nghiệp mua bán, ăn xổi, kinh doanh theo kiểu “chộp giật”. Còn những nền tảng sản xuất chính ở Việt Nam như công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo chúng ta làm rất ít"
"Những Nhà máy ô tô 3-2, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo trước đây, bây giờ vắng bóng, biến thành các đô thị. Thời bao cấp chúng ta còn có rất nhiều nhà máy cơ khí, làm nhiều việc lớn. Bây giờ tất cả các nơi đó biến thành khu đô thị. Sản xuất nền tảng của đất nước ngày càng mất đi. Đó là điều chúng ta rất đáng lo lắng. Không phải chúng ta phải bắt đầu từ công nghiệp cơ bản để đi lên. Vấn đề là nước nào cũng cần nền tảng công nghiệp, nhất là cơ khí chế tạo, thì mới tạo ra máy cái để sản xuất” - Bộ trưởng trăn trở.
Mặc dù, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã làm rất nhiều cho doanh nghiệp, ví dụ như: cải cách hành chính, Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang đề nghị làm luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực chất doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp tư nhân.
Do đó, Bộ trưởng đề xuất Chính phủ, Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2020 phải nhấn mạnh đến phát triển kinh tế tư nhân. Đây sẽ là mục tiêu lớn nhất của nhiệm kỳ.
* Vực dậy ngành nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế Một trong những vấn đề cũng đã được Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh đến là làm sao để vực dậy nền nông nghiệp, khai thác nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng của đất nước.Bộ trưởng dẫn chứng: “Từ máy bay nhìn xuống, kể cả ở đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đồng đã bị chia nát bét, ô ruộng bé tí bằng căn nhà. Trong khi đó, trước đây, ruộng thẳng cánh cò bay, còn bây giờ ruộng đồng đã được phân chia cho các hộ gia đình khiến cho cản trở đến nền sản xuất nông nghiệp lớn".
"Chúng ta mở cửa, không chuẩn bị kỹ, thì nông nghiệp là mảng bị tổn thương lớn nhất. Nhưng làm sao để vực dậy nền nông nghiệp, khai thác nông nghiệp thành trụ đỡ nền kinh tế này là vấn đề cực kỳ quan trọng của đất nước” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, cần phải phát triển nông nghiệp trong 5 năm tới; phải tìm cách nào để ngành nông nghiệp đi vào chất lượng, canh tác quy mô lớn, không canh tác hộ gia đình, phải có chủ trương về tích tụ đất đai.
“Làm sao phải giải phóng được tư tưởng, cho mua bán đất; phải mạnh mẽ lên vì đây là lực cản của đất nước” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
* Ngân sách năm 2016 vẫn rất căng thẳng Mặc dù báo cáo Chính phủ cho thấy thu ngân sách năm 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán năm 2015 gần 61.000 tỷ đồng, song Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, tình hình ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng vì áp lực chi. Trong khi đó, con số thực để phân bổ hiện “vỏn vẹn” còn 45.000 tỷ đồng.Cụ thể, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong ghi nhận khoản thu đã tăng khoản ODA giải ngân bình quân 5 năm 50.000 tỷ đồng/năm (các năm trước 20.000 tỷ đồng); tiền đất 50.000 tỷ đồng (các năm trước là 37.000 - 38.000 tỷ đồng), xổ số kiến thiết 26.000 tỷ đồng (các năm trước không đưa vào). Ba khoản trên tới 69.300 tỷ đồng, vốn dĩ các năm đều có nhưng không đưa vào, nhưng nay cũng cộng vào.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, số tuyệt đối của Ngân sách Nhà nước năm 2014 là 255.750 tỷ đồng thì riêng ngân sách địa phương trong cân đối là 131.200 tỷ đồng, chiếm hơn 52% do các địa phương tự quản lý, Trung ương còn 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài…, hiện còn 45.000 tỷ đồng.
“45.000 tỷ đồng này không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả. Biết là không thể đòi hỏi Chính phủ và Bộ Tài chính hơn nhưng con số thật rất nhỏ để có thể điều tiết!” - Bộ trưởng chia sẻ.
Thành Trung - Thúy Hiền- Từ khóa :
- Quốc hội
- doanh nghiệp
- kinh tế
- FDI
- Bộ KH và ĐT
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ thúc đẩy Dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2
21:07' - 16/07/2025
Ngày 16/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã làm việc với Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ về thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan còn nhiều vướng mắc trước thời hạn thông xe
20:45' - 16/07/2025
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật trước ngày 19/8, tuy nhiên đến nay dự án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7/2025
20:44' - 16/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng, hoàn thành trước ngày 27 tháng 7 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh
19:43' - 16/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Đổi xe để sống xanh, cần đồng hành cùng người nghèo
19:26' - 16/07/2025
Cần có sự đồng hành của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, nhất là những người nghèo trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức vào hoạt động đúng kế hoạch
19:15' - 16/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế hiện trạng cũng như tiến độ xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Ninh Bình.