Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD

07:05' - 11/03/2019
BNEWS Với việc tận dụng Hiệp định CPTPP, EVFTA và thắng lợi năm 2018, ngành dệt may xác định mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 40 tỷ USD năm 2019, đồng thời sẵn sàng đối phó thách thức.

Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã ký đủ đơn hàng đến hết quý 3, thậm chí là cho cả năm 2019.

Với việc tận dụng Hiệp định CPTPP, EVFTA và thắng lợi năm 2018, ngành dệt may xác định mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 40 tỷ USD năm 2019, đồng thời sẵn sàng đối phó thách thức.

Nhiều doanh nghiệp may đã chủ động đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm nhằm đáp ứng kịp các đơn hàng xuất khẩu. Cho đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã ký đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết quý 3, thậm chí là cho cả năm 2019.

PV: Ông Thân Đức Việt – Phó TGĐ Tổng Công ty May 10

“Riêng những đơn hàng Quý 1, thậm chí là của quý 2 năm 2019  là chúng tôi đã kín hết năng lực sản xuất. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho năm 2019 này. Mặc dù trong bối cảnh thị trường hiện nay cũng rất khó lường được kế hoạch cho dài hạn, cho cả một năm. Nhưng với tín hiệu là 6 tháng đầu năm, chúng tôi đã có đủ việc làm cho năng lực sản xuất ở 18 nhà máy.”

Ông Phí Ngọc Trịnh – Tổng GĐ Công ty May Hồ Gươm

“Về đơn hàng thì chúng tôi cũng đã thành lập một phòng FOB để chuẩn bị nguồn hàng cho các xí nghiệp may. Ngoài đơn hàng FOB thì doanh nghiệp cũng chuẩn bị các đơn hàng mới xuất đi các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Các thị trường chính là Mỹ, châu Âu vẫn tiếp tục được duy trì và hy vọng sẽ phát triển thêm.”

Năm nay, các đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan. Đồng thời, do lo ngại chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung nên các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đang và sẽ chuyển bớt đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các thị trường truyền thống như châu Âu , ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

“Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất hiện nay. Chúng ta xuất khẩu vào 49,5% trong tổng xuất khẩu của dệt may VN. Thị trường đứng thứ 2 là thị trường EU, thị trường thứ 3 là Nhật Bản, thị trường thứ 4 là Hàn Quốc và thứ 5 là Trung Quốc. Chúng ta xuất khẩu vào Trung Quốc các sản phẩm sợi, sản phẩm may mặc. Có nhà máy đã xuất khẩu áo sơ mi vào Trung Quốc. Tôi cho rằng chúng ta đã có những chuyển dịch về thị trường.”

Ông Thân Đức Việt – Phó TGĐ Tổng Công ty May 10

Tín hiệu của thị trường xuất khẩu do ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do,  cũng như do sự chuyển dịch đơn hàng từ những nước, ví dụ như Trung Quốc là những nước có giá nhân công cao về VN, nơi mà có giá nhân công hợp lý, trình độ tay nghề cao, năng suất lao động và cchất lượng sản phẩm cũng đang được khách hàng, các nhà nhập khẩu đánh giá tốt. Các nhà nhập khẩu ở 3 thị trường chính là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cùng với nhà nhập khẩu ở thị trường mời như Hàn Quốc, Úc, Canada và điển hình là Trung Quốc cũng đã đến và ký kết những hợp đồng khung cho cả năm của năm 2019.

Cùng với những thuận lợi về thị trường, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gấp rút chuyển đổi công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh mới. Nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp sản xuất xơ sợi, vải trong nước để chủ động nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu và tận dụng tối đa lợi thế thuế xuất khẩu từ các FTA.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục