Ngành dệt may phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường mới
Thị trường xuất khẩu ngành dệt may khởi sắc, hầu hết các doanh nghiệp dệt may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ký được đơn hàng đến hết tháng 9 và tháng 10/2024 và tiếp tục đàm phán ký kết đơn hàng hết năm 2024.
Đây là thông tin được ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí chiều 20/6 nhằm thông tin về hoạt động sản xuất - kinh doanh của ngành trong những tháng đầu năm.
Theo ông Cao Hữu Hiếu, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước; trong đó, điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Trước bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, các doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex đã có nhiều cải thiện trong sản xuất kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp ngành may đã có có đủ đơn hàng sản xuất tới hết quý III/2024 và tiếp tục đàm phán ký kết cho quý IV/2024 – mùa cao điểm sản xuất cho các đơn hàng dịp Noel và Tết. Với ngành sợi, đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường chính như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc… đã tiệm cận mức hòa vốn, nếu tiết giảm được các chi phí trong sản xuất có thể đạt lợi nhuận. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã phải linh hoạt chuyển đổi sang các mặt hàng sợi pha, sợi recycle vốn không phải là thế mạnh để tìm hướng đi mới tại các thị trường ngách bên cạnh sợi cotton truyền thống. Tháng 3/2024, Vinatex và Tập đoàn Coats (Anh Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về sản xuất các loại trang phục vải chống cháy với công nghệ độc quyền từ phía Tập đoàn Coats. Mục tiêu trong năm đầu tiên sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm vải chống cháy với giá trị 5 triệu USD. Trong tháng 7/2024 tới, những đơn hàng đầu tiên sang Indonesia với 5.000m vải sẽ được xuất khẩu, tiếp nối là đơn hàng 50.000m vải cho thị trường Trung Đông, 5.000m vải cho thị trường Ấn Độ và tiếp tục được chào hàng cho những thị trường khác. Đây cũng là cơ hội mới cho Vinatex và các đơn vị thành viên khi thị trường ngày càng khốc liệt và khó đoán định. Để ứng phó với những khó khăn, diễn biến bất định của thị trường nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định lao động, Vinatex đã tích cực triển khai các biện pháp đồng bộ, linh hoạt, với thông điệp xuyên suốt là “Kiên cường – Dũng cảm - Đoàn kết – Sáng tạo”. Các đơn vị trong hệ thống đã đẩy mạnh tìm kiếm và phát triển các thị trường mới nhằm cân bằng, giảm phụ thuộc vào thị trường truyền thống; dựa trên các khuyến nghị của các ban sản xuất kinh doanh và đề xuất từ doanh nghiệp. Tập đoàn đã liên tục thực hiện đầu tư chiều sâu, nâng cấp để đảm bảo mức độ tự động hóa, tối ưu để khai thác hiệu quả hệ thống năng lực sản xuất kinh doanh hiện có. Đồng thời, hình thành các hướng đầu tư mới để đảm bảo cân bằng và kết nối hữu cơ hệ thống sản xuất trong từng đơn vị và các đơn vị trong Tập đoàn. Cùng đó, áp dụng quản trị số trên toàn hệ thống, bước đầu sử dụng App quản trị sợi cho tất cả các đơn vị sợi trong Tập đoàn. Từ đó, giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong tổ chức sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu thay đổi liên tục của khách hàng, tối ưu hóa khi sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ, giao hàng nhanh. Tập đoàn cũng đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, các đối tác nắm giữ công nghệ, tập trung vào các sản phẩm đặc thù, chuyên biệt, đòi hỏi kỹ thuật cao để tạo dựng những sản phẩm cốt lõi của Tập đoàn.Đồng thời, có chính sách sử dụng sản phẩm lẫn nhau của các đơn vị trong Tập đoàn, đặc biệt hình thành chuỗi sản xuất khép kín đối với một số sản phẩm đặc thù mới như vải chống cháy, khăn…, làm nền móng cho liên kết chuỗi toàn hệ thống sau này.
Một trong những điểm sáng trong 6 tháng đầu năm 2024 của Vinatex là ổn định lực lượng lao động với hơn 63 nghìn lao động cấp 1, nếu xét tới lao động cấp 2 là hơn 155 nghìn lao động. Thu nhập bình quân của người lao động trong 6 tháng đầu năm ước đạt 9,74 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7% so với năm 2023). Tổng số đoàn viên, người lao động được thụ hưởng từ các chương trình chăm lo đời sống, chương trình phúc lợi là trên 62 nghìn người, với giá trị hơn 6,5 tỷ đồng. Dự báo 6 tháng cuối năm, nhu cầu dệt may tại các thị trường tiêu thụ chính chưa thể cải thiện, kế hoạch cắt giảm lãi suất tại các thị trường này chưa rõ ràng, trong khi các quốc gia cạnh tranh dự kiến sẽ phá giá mạnh đồng tiền từ 15-20% để hỗ trợ xuất khẩu, giành lại thị phần, do đó các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực cạnh tranh về đơn giá trong bối cảnh đơn giá vốn đã thấp của 2 năm qua chưa cải thiện.Mặt khác, cước vận tải biển, tiền lương, tiền điện, lãi suất ngân hàng… được dự báo tiếp tục tăng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước mắt, Vinatex sẽ tiếp tục linh hoạt trong điều hành, tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường, xác định mặt hàng có tính kỹ thuật khó, đơn hàng nhỏ… nhưng giá trị gia tăng cao để sản xuất thay vì các mặt hàng phổ thông giá rẻ, khó cạnh tranh. Thường xuyên theo dõi và cập nhật, dự báo các thông tin về thị trường, xây dựng các kịch bản có thể xảy ra và có phương án phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vinatex cũng chủ động thích ứng với các tiêu chuẩn ESG và kinh tế tuần hoàn. Theo đó, ngoài tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về môi trường, các chính sách phúc lợi cho người lao động, Vinatex tiếp tục hiện đại hóa mô hình quản trị, đảm bảo hài hòa lợi ích cổ đông, xã hội và người lao động, minh bạch thông tin truy xuất chuỗi cung ứng. Từng bước xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực để phục vụ quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Để về đích năm 2024 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 17.900 tỷ đồng, bằng 101,63% so với năm 2023, lợi nhuận hợp nhất đạt 550 tỷ đồng, bằng 102,13% so với năm 2023, Vinatex thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm đó là bám sát các định hướng phát triển của Tập đoàn trong trung và dài hạn; thẳng thắn nhìn nhận vị thế trong chuỗi cung ứng; minh bạch các khó khăn và cơ hội phát triển; đồng thời phân tích kỹ lưỡng thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh để chỉ đạo, điều hành; đặc biệt đổi mới, sáng tạo và linh hoạt sản xuất để nắm bắt cơ hội và thích ứng thị trường.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp dệt may thích ứng với xu hướng đặt hàng mới
19:53' - 16/06/2024
Ngành dệt may Việt Nam có sự khởi sắc là do hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu đang kiềm chế được lạm phát giúp sức mua tăng lên.
-
DN cần biết
Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết tháng 9
10:51' - 13/05/2024
Các doanh nghiệp dệt may đã chủ động tìm kiếm đơn hàng đến ít nhất 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết tháng 8 và tháng 9/2024.
-
Chuyển động DN
Chuyển đổi số, "chìa khóa" để doanh nghiệp dệt may tăng trưởng
15:00' - 12/04/2024
Đối với ngành dệt may, chuyển đổi số là “chìa khóa” không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng quy mô, mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam
10:33'
Gần 8.000 doanh nghiệp và doanh nhân Đức đã quy tụ tại Berlin tham gia “Ngày tương lai của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, sự kiện thường niên do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức (BVMW) tổ chức.
-
Doanh nghiệp
Lần đầu tiên SK Hynix "qua mặt" Samsung về thị phần DRAM tính
08:49'
Công ty sản xuất chip SK Hynix Inc của Hàn Quốc lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 trong thị trường toàn cầu về Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) trong quý 1 vừa qua.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam
17:48' - 09/04/2025
Chiều 9/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) công bố chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay
12:28' - 09/04/2025
Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.
-
Doanh nghiệp
Giảm thuế nhập khẩu LNG giúp đa dạng nguồn khí cho sản xuất điện “xanh”
10:24' - 09/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Phúc Tuệ, Phó Tổng Giám đốc PV GAS xung quanh việc giảm thuế nhập khẩu LNG.
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14' - 09/04/2025
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.