Ngành lâm nghiệp thực hiện nghiêm quy định Công ước CITES
Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc áp dụng các chính sách mới (Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) mới bổ sung, sửa đổi) sẽ khiến nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc áp dụng.
Do đó, Tổng cục đang phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nắm bắt những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật, và Công ước CITES về giấy phép CITES. Theo đó, với mẫu vật gỗ tiền Công ước (xuất, nhập trước ngày Ban Thư ký CITES ban hành Thông báo số 2016/064 có hiệu lực) có hồ sơ xuất xứ, nguồn gốc hợp pháp (loài Trắc, Cẩm lai, Giáng hương) sẽ được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hướng dẫ, giải quyết theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trường và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, Tổng cục luôn tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh gỗ hợp pháp; giao Cơ quan quản lý CITES Việt Nam làm việc trực tiếp với các tổ chức, các nhân để giải đáp các thắc mắc liên quan. Trong những ngày qua, một số báo đã đưa tin nội dung có liên quan đến Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT, ngày 24/2/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Tại Điều 1 của Thông tư này quy định rõ: “ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES”. Việc sửa đổi, bổ sung các phụ lục CITES được thực hiện theo quy định tại Điều XV của Công ước CITES.Theo đó, năm 2013, loài Trắc được bổ sung vào Phụ lục II được phép buôn bán quốc tế nhưng phải có giấy phép CITES do cơ quan có thẩm quyền tại các quốc gia thành viên cấp.
Năm 2016, các loài thuộc chi Cẩm lai, Giáng hương Tây phi và một số loài khác được bổ sung vào Phụ lục II. Như vậy, Thông tư này không quy định trình tự, thủ tục cấp phép CITES mà chỉ nội luật hoá Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES. Thêm vào đó, Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, trước khi ban hành Thông tư 04, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi các tổ chức cá nhân liên quan về áp dụng phụ lục CITES và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp.Dự thảo Thông tư 04 cũng đã được xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân ở trung ương và địa phương...
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt xóa một đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm
20:17' - 24/05/2017
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết vừa triệt xóa một đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm từ Nghệ An ra Hà Nội.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện trên 900 kg thịt động vật ngoại nhập ôi thiu, hết hạn sử dụng
20:23' - 15/05/2017
Các lực lượng chức năng phát hiện trong kho đông lạnh này tập kết 920 kg thịt động vật ngoại nhập và hải sản đã hết hạn sử dụng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác tăng cường thực thi CITES
16:10' - 12/01/2017
Để ngăn chặn hoạt hoạt động buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã liên biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc cần có các hoạt động hợp tác cụ thể và khả thi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32' - 28/04/2025
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30' - 28/04/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14' - 28/04/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38' - 28/04/2025
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27' - 28/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20' - 28/04/2025
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20' - 28/04/2025
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18' - 28/04/2025
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.