Người dân không thể bị theo dõi khi sử dụng thẻ căn cước
Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.
*Thẻ căn cước đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
Về dự thảo Luật Căn cước, luật này không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về căn cước, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân mà còn có ý nghĩa trong việc phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giá trị và tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về chuyển đổi số ở nước ta theo mục tiêu của Đề án số 06 Chính phủ đang triển khai thực hiện. Tại kỳ họp lần này, dự thảo luật đã được rà soát, chỉnh lý kỹ lưỡng về các thuật ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản và các nhóm vấn đề lớn mà nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến về giải thích từ ngữ; về quyền và nghĩa vụ của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; về các hành vi bị nghiêm cấm; về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; về thu thập, cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong hai Cơ sở dữ liệu này; về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận căn cước... Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cơ bản thống nhất với tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật. Ngoài các vấn đề chính nêu trên, các đại biểu Quốc hội còn góp ý vào những điều luật cụ thể của dự thảo Luật Căn cước như quy định về giải thích từ ngữ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, căn cước điện tử; việc thu thập, cập nhật thông tin và quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu; về thẩm quyền cấp, thời hạn cấp và đổi thẻ... Giải trình tại phiên họp, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: "Có đại biểu băn khoăn việc sử dụng chip hoặc QR code có bị theo dõi không? Bộ Công an khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chip điện tử và QR code, căn cước điện tử không bị theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an cũng như bất cứ cơ quan nào không được và không thể làm việc này. Đồng thời, chúng tôi có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn cho công dân - những người sử dụng thẻ không bị theo dõi bởi bất cứ cơ quan nào". Kết lại nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì thẩm tra cũng như cơ quan soạn thảo, cơ bản tán thành với nội dung dự thảo luật qua tiếp thu, chỉnh lý và báo cáo tiếp thu, giải trình.Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp đầy đủ các ý kiến; Ủy ban Quốc phòng An ninh cần khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan tổ chức tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội xem xét thông qua bảo đảm chất lượng, đúng chương trình kỳ họp và tạo được sự đồng thuận cao.
*Thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm
Chiều 25/10, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn, với 470/472 phiếu tán thành (tương đương 95,14% tổng số đại biểu Quốc hội). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, sau hơn 1 ngày làm việc, trong không khí dân chủ, đoàn kết và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành một cách chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và nghiêm túc theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. "Đây là kết quả của cả quá trình chuẩn bị khẩn trương, thận trọng, nghiêm túc và trách nhiệm cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan và những người được lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Công tác thuộc chương trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đã hoàn thành", Chủ tịch Quốc hội nêu.- Từ khóa :
- luật căn cước
- căn cước công dân
- thẻ căn cước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ thêm việc đổi tên "thẻ căn cước công dân" thành "thẻ căn cước"
19:27' - 18/08/2023
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 25, chiều 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
-
Kinh tế và pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh: Cấp căn cước công dân cho 186 nhân khẩu đặc biệt
13:25' - 05/07/2023
T.p Hồ Chí Minh đã cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử cho 186 công dân thuộc diện nhân khẩu đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật Căn cước
07:39' - 22/06/2023
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 22/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.