Người mẹ hiền của những đứa trẻ người Mông trên đỉnh Sảng Pả
Đây là tâm sự của cô Nguyễn Thị Thanh Minh, giáo viên Trường Mầm non số 2, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), người đã không quản mọi gian nan, vất vả của người nuôi con nhỏ mà không có bất cứ đòi hỏi gì, tình nguyện đón các em nhỏ người Mông về nhà nuôi cho các cháu ăn học.
Năm 2016, cô giáo Minh công tác tại Phân hiệu mầm non Sảng Pả dưới. Cô Minh chia sẻ: “Nhà của các cháu ở xa nơi đây lắm, phải trèo lên tận đỉnh Sảng Pả, đường đất ẩm ướt, trơn trượt khó đi vô cùng. Muốn lên tới nơi chỉ có thể đi bộ vào những ngày thời tiết đẹp, mất khoảng 4 giờ đồng hồ cả đi và về".
Chính vì đường xá đi lại xa xôi, vất vả như vậy nên khi ấy ở trên đó chỉ có 2 cháu mầm non 5 tuổi đi học nhờ ở điểm trường Tiểu học, còn 4 cháu chưa được học mầm non. Cuối năm 2016, khi có chủ trương đưa toàn bộ học sinh về Phân hiệu mầm non Sảng Pả dưới học tập, cô Minh phải đến tận nhà các em, dùng lời lẽ để thuyết phục bố mẹ các cháu đồng ý cho xuống núi đi học.
Bà Nguyễn Thị Hợi, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Phong Hải cho biết, đường lên đỉnh Sảng Pả vất vả khó đi như vậy nhưng có tháng, cô Minh đi lên đó 3 - 4 lần để vận động học sinh đi học. Nhờ sự kiên trì cùng nhiệt huyết của cô Minh nên đồng bào người Mông trên đỉnh Sảng Pả rất yêu quý cô và đồng ý cho con xuống dưới học tập.
Thế nhưng, khi đã được sự đồng ý của gia đình, một khó khăn nảy sinh là không có phòng ở cho các cháu. Nghĩ đến cảnh lũ trẻ không có chỗ ở, có khả năng không thể đi học, cô Minh quyết định nói với gia đình các cháu rằng cô sẽ đón về nhà chăm sóc. Cảm động trước sự nhiệt tình và tình yêu thương đối với các em nhỏ của cô giáo, cha mẹ các cháu đều đồng ý để con ở lại nhà cô, nhờ cô đưa đi đón về.
Chỉ cho chúng tôi xem chiếc giường sạch đẹp mà mấy cô cháu cùng nằm, cô Minh giải thích, giường này phải nằm ngang vì không đủ chỗ cho cô cùng các con: Cư Thị Chứ (5 tuổi); Giàng Seo Mong (5 tuổi), Giàng Seo Vang (3 tuổi), Cư Thị Hóa (5 tuổi) và Giàng Thị Dung (5 tuổi), cho dù trong ngôi nhà mái bằng rộng rãi khang trang này còn vài chiếc giường khác.
"Các con còn nhỏ quá, tôi ngủ một mình không yên tâm. Ngủ cùng để đêm trở lạnh còn đắp chăn cho lũ trẻ. Rồi đến lúc các cháu giật mình giữa đêm, quấy khóc thì tôi dễ dỗ dành hơn”, cô giáo Minh giải thích.
Bạn bè, người thân, đồng nghiệp đều hiểu việc nhận nuôi các cháu nhỏ là cô Minh đã can đảm chấp nhận gánh nặng trách nhiệm và sự phó thác vô cùng lớn của gia đình các cháu. Do đó, ngủ chung là cách để cô Minh có thể phát hiện những động tĩnh nhỏ nhất của các cháu trong giấc ngủ, kịp thời xử lý và nghe ngóng bệnh tình nếu các cháu chẳng may bị ốm đau.
Đồng nghiệp của cô Minh kể lại, trong đêm đầu tiên đón cháu Cư Thị Chứ khi ấy mới 2 tuổi về nhà, cháu Chứ bị viêm phổi cấp, sốt cao, rơi vào tình trạng nguy hiểm. Khoảng 2 giờ đêm, trong thời tiết mưa lạnh dầm dề, cô Minh bế cháu Chứ ra Trạm y tế Phong Hải cấp cứu mà trong lòng vẫn thấp thỏm bởi những cháu còn lại ở nhà.
Đêm hôm ấy, cô phải túc trực bên cạnh để chăm sóc Chứ. Ngày hôm sau, bố mẹ Chứ là vợ chồng anh Cư Seo Hảng từ trên Sảng Pả xuống. Anh Hảng cho biết hai vợ chồng lấy nhau nhưng chưa đăng kí, cũng không có giấy tờ gì nên con không có bảo hiểm y tế. Lo không có tiền chữa bệnh, anh Hảng định bế con về nhà nhưng cô Minh ngăn lại.
Những ngày sau, cô giáo Minh lại đi xe máy đưa vợ chồng anh Hảng ra huyện chụp ảnh, làm chứng minh nhân dân rồi về UBND thị trấn Phong Hải đăng kí kết hôn. Sau đó, cháu Chứ đã có giấy khai sinh và được làm thẻ bảo hiểm y tế. Anh Cư Seo Hảng cho biết: "Tất cả bọn trẻ ở đây khi về ở với cô giáo Minh thì mới làm giấy khai sinh và có thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh".
Lúc đầu, ai cũng nghĩ cô Minh chỉ nuôi mấy đứa nhỏ tạm thời, nhưng cho đến nay đã nhiều năm trôi qua, hết lứa này gối lứa khác, cuộc sống trong gia đình nhỏ tràn đầy tiếng cười ấy vẫn cứ êm đềm tiếp diễn.
Giờ đây, khi đã chuyển về điểm Trường Mầm non số 2 thị trấn Phong Hải, cô Minh lại đưa các cháu về điểm trường mới theo mình và hiện tại vẫn tiếp tục nuôi các cháu. Từ năm 2016 đến nay, cô giáo Minh đã nhận nuôi nâng chăm sóc tại nhà 11 em nhỏ người Mông trên đỉnh Sảng Pả.
Các cháu đều được nhận nuôi từ khi mới 2 tuổi - lúc chuẩn bị vào lớp mẫu giáo cho đến khi bước vào tiểu học bán trú thì ở hẳn lại trường.
Những nghĩa cử cao đẹp của cô Minh đã đánh thức được lòng tốt của mọi người. Lo cho cô vất vả, nhà trường kêu gọi giáo viên và các tổ chức, cá nhân quyên góp ủng hộ gạo, quần áo và một số nhu yếu phẩm khác để hỗ trợ các em nhỏ có cuộc sống tốt hơn.
Ngoài ra, khi còn dạy học ở Phân hiệu Sín Thèn và Phân hiệu Sảng Pả, cô giáo Minh đã có những việc làm ý nghĩa là rà soát và hướng dẫn bà con trong thôn xuống xã làm thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 30 trẻ em người Mông. Riêng ở thôn Sín Thèn, nhờ sự tận tình giúp đỡ của cô giáo Minh, có 22 trẻ người Mông đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Cô Minh nói: “Do các thôn xa xôi, đồng bào vùng cao nhiều người không biết chữ, ngại giao tiếp nên không đi ra xã làm các loại giấy tờ. Nếu mình không giúp, không động viên họ đi làm thì người đầu tiên thiệt thòi chính là lũ trẻ, không có bảo hiểm y tế, ốm đau khám chữa sẽ rất tốn kém”.
Cô Minh còn thường xuyên vận động quyên góp quần áo, giầy dép, chăn ấm mang lên núi cho học sinh nghèo. Trong cái cặp sách cũ của cô, ngoài sách vở, lúc nào cũng có cuộn chỉ, cái kim để khâu vá quần áo cho các em nhỏ. Tuy không có tiền cho bà con, nhưng đó là việc cô có thể làm để giúp người dân và lũ trẻ nhỏ nhà nghèo trên những đỉnh núi cao này.
Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Phong Hải Nguyễn Thị Hợi chia sẻ: “Làm nhiều việc tốt, sống vì người khác như vậy nhưng ít người biết cô Minh có hoàn cảnh đặc biệt éo le và cũng rất vất vả. Chồng cô Minh mất sớm do tai biến. Một mình cô Minh vừa công tác tại điểm trường vùng cao, vừa làm lụng tần tảo để nuôi hai con ăn học. Giờ các cháu đã lớn, dựng vợ gả chồng và sống ở thành phố Lào Cai, cô lại tất bật đón các cháu nhỏ về nuôi. Thế nhưng, trong gần 30 năm làm giáo viên mầm non ở thị trấn Phong Hải, cô Minh chưa bao giờ tắt ngọn lửa nhiệt huyết với nghề giáo. Tôi chưa thấy ai yêu nghề, mến trẻ, tận tụy chăm lo cho học sinh như các con của mình như vậy".
Khi được hỏi, sẽ nuôi các con đến khi nào, cô giáo Minh chỉ tủm tỉm: "Cô còn khỏe mạnh, các cháu còn cần đến vòng tay yêu thương của cô, thì ngôi nhà nhỏ luôn là tổ ấm chung của các cháu".
Với những đóng góp trong sự nghiệp giáo dục, cô giáo Minh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương là nhà giáo tiêu biểu của Lào Cai năm 2017 và nhận nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì có thành tích xuất sắc trong công tác vận động học sinh đến trường, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non vùng khó khăn cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Tin rằng, những cháu bé được cô giáo Minh nuôi nấng ngày hôm nay có thể học được cả cách sống vì người khác, luôn hướng thiện, để sau này cống hiến cho xã hội, sống đẹp như một đóa hoa Xuân, giống như cô giáo - mẹ hiền Nguyễn Thị Thanh Minh vậy./.
- Từ khóa :
- lào cai
- cô giáo
- người mông
- Sảng Pả
- ngày nhà giáo việt nam
Tin liên quan
-
Đời sống
Cô giáo 4.0 trên đỉnh Suối Giàng, Yên Bái
09:08' - 15/11/2019
Xã Suối Giàng có gần 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, cuộc sống còn nhiều khó khăn, đối với giáo dục khó khăn lớn nhất là học sinh khó tiếp cận công nghệ thông tin cũng như internet, máy tính...
-
Đời sống
Lời chúc 20/10 dành tặng cô giáo hay và ý nghĩa nhất
08:29' - 17/10/2019
Hãy dành tặng những lời chúc 20/10 hay nhất cho cô giáo của bạn. Đây sẽ là món quà ý nghĩa nhất trong ngày Phụ Nữ Việt Nam này.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Đà Nẵng ra mắt MV “Tuyệt vời Đà Nẵng” để quảng bá du lịch
20:47' - 25/03/2023
Chiều 25/3, Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức Lễ ra mắt giới thiệu MV “Tuyệt vời Đà Nẵng” với công chúng trên các nền tảng số.
-
Đời sống
Ra mắt tour mới: “Hoàng thành Thăng Long và làng gốm Bát Tràng''
17:20' - 25/03/2023
“Hoàng thành Thăng Long và làng gốm Bát Tràng '' là một trong những sản phẩm tour mới được xây dựng để mang đến trải nghiệm thú vị khi tìm về những giá trị lịch sử, những địa điểm tuy cũ nhưng mới.
-
Đời sống
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023: Nhiều sản phẩm du lịch mới, độc lạ
21:17' - 24/03/2023
Tối ngày 24/3, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) diễn ra khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023. Lễ hội năm nay với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch” được tổ chức từ ngày 23 – 26/03/2023.
-
Đời sống
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ tiếp tục giảm
09:02' - 24/03/2023
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Mỹ tiếp tục giảm tuần thứ hai liên tiếp, cho thấy thị trường lao động vẫn thắt chặt, bất chấp những hỗn loạn của ngành ngân hàng thời gian gần đây.
-
Đời sống
Hà Nội xuất hiện thêm hình thức lừa đảo mới qua điện thoại
21:21' - 23/03/2023
Sau chiêu gọi điện thoại yêu cầu phụ huynh chuyển tiền do con bị tai nạn cần nhập viện gấp, ở Hà Nội lại xuất hiện hình thức lừa đảo: Gọi điện thoại yêu cầu phụ huynh chuyển tiền vì con thiếu nợ.
-
Đời sống
Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Đắk Lắk: Sức khỏe của 31 học sinh đã ổn định
17:34' - 23/03/2023
Liên quan đến 31 học sinh nghi ngộ độc sau khi nhận bóng bay từ người lạ, chiều 23/3, Trung tâm Y tế huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cho biết sức khỏe các em đã ổn định, nhiều em đã được xuất viện.
-
Đời sống
Hàn Quốc: Chỉ số tiền nước sinh hoạt tăng cao nhất trong 17 năm
09:27' - 23/03/2023
Chỉ số giá tiền nước sinh hoạt trong tháng 2/2023 đạt 109,5 điểm (mức chuẩn 100 điểm năm 2020), tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Đời sống
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ
09:04' - 23/03/2023
Nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Argentina Luis Caffarelli trở thành chủ nhân Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 vì những đóng góp nổi trội cho lý thuyết về các phương trình đạo hàm riêng phi tuyến tính.
-
Đời sống
Tp.Hồ Chí Minh ngừng cấp nước nhiều khu vực vào cuối tuần
16:11' - 22/03/2023
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn sẽ tạm ngưng cung cấp nước từ 22 giờ ngày 25/3 đến 4 giờ ngày 26/3 tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh.