Nguy cơ thiếu hụt giáo viên mầm non ngày càng trầm trọng
Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được Chính phủ phê duyệt năm 2010 đã tạo ra được những tiền đề căn bản nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung.
Tuy nhiên, giáo dục mầm non vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh đô thị hóa, nguy cơ thiếu hụt giáo viên mầm non ngày càng trầm trọng.
Đó là thông tin tại Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, sơ kết 2 năm thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/10.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Bá Minh cho biết, việc đảm bảo số lượng đội ngũ giáo viên vào năm 2025 theo quy định cũng là một bài toán khó cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương.
Trung bình, toàn quốc tăng 250.000 trẻ/năm, dẫn tới áp lực rất lớn về trường lớp và đội ngũ giáo viên. Tại các thành phố lớn, xuất hiện tình trạng giáo viên mầm non bỏ nghề. Nhiều vùng ven thành phố có sự di chuyển cơ học của giáo viên do có sự hấp dẫn khác nhau của đặc trưng địa lý và văn hóa xã hội.
Các vùng sâu, vùng xa của Tây Nguyên, khu vực phía Bắc và cả Đồng bằng sông Cửu Long, đội ngũ cán bộ quản lý quan ngại về sự thiếu hụt đội ngũ sẽ ngày càng trầm trọng hơn do tính chất nghề nghiệp phức tạo và các điều kiện lương, thưởng không hấp dẫn.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, bình quân toàn quốc mới đạt 1,82 giáo viên/lớp, còn thiếu trên 45.000 giáo viên theo định mức. Giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên theo Luật Giáo dục 2019 mới đạt 73,7%.
Về chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên đạt 86,6%. Tuy nhiên, chỉ có 8/63 tỉnh thành đạt bình quân từ 2 giáo viên/lớp trở lên.
Ngoài nguy cơ thiếu hụt giáo viên mầm non, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, việc thực hiện chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập đến năm 2020 chiếm từ 25% trở lên trong tổng số các cơ sở giáo dục mầm non là rất khó khăn đối với một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Hầu hết các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn khó khăn về quỹ đất để phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập.
Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại các khu công nghiệp, các nhà đầu tư hầu như không được hưởng lợi các chính sách ưu đãi về thuế và tiền thuê đất vì một số thành phố lớn không thuộc diện địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Các nhà đầu tư gặp khó khăn trong tìm hiểu môi trường pháp luật, thuế và khó tìm địa bàn thích hợp để đầu tư, nhất là quỹ đất sạch để thuê, xây dựng trường lớp.
Để thực hiện mục tiêu này, các địa phương cần nghiên cứu giải pháp, có cơ chế đủ mạnh và tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non khu vực ngoài công lập.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ tháo gỡ những bất cập địa phương đang gặp phải, nhất là những nghị định trong luật chưa cụ thể hóa.
Thời gian tới, ngành tiếp tục củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đồng thời phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi, hướng đến năm 2030 phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi và rút ngắn khoảng cách vùng miền, thực hiện công bằng trong giáo dục.
Giáo dục mầm non cũng hướng đến tạo chuyển biến căn bản về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
Để thực hiện hiệu quả các phương hướng, các ý kiến cho rằng các địa phương tiếp tục phát triển quy mô mạng lưới, cơ sở vật chất trường lớp; phát triển đội ngũ; đổi mới nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực xã hội hóa phát triển giáo dục mầm non.
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi và Đề án phát triển giáo dục mầm non khu vực khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu khoảng cách vùng miền, đảm bảo công bằng giáo dục; đề xuất Chính phủ tiếp tục quan tâm, bổ sung ngân sách cho lĩnh vực giáo dục, đảm bảo ưu tiên phân bổ đủ 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có cơ chế chính sách ưu tiên phát triển giáo dục mầm non; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ 4 tuổi khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt.
Bên cạnh đó, tăng cường phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập; có lộ trình giải quyết từng bước và chấm dứt tình trạng thiếu giáo viên…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đổi mới giáo dục mầm non phù hợp thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0
16:54' - 26/09/2020
Với thông điệp “Robot Giáo dục cùng trẻ trưởng thành” sẽ đồng hành với trẻ giúp phòng chống được tật cận thị, gù lưng, tránh mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái cũng như mâu thuẫn trong gia đình.
-
Kinh tế & Xã hội
Rà soát chính sách về giáo dục mầm non để chỉnh sửa kịp thời
18:18' - 09/08/2019
Ngày 9/8, tại thành phố Nha Trang, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục mầm non.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay 2/7
15:30'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin xổ số miền Trung hôm nay, thứ Bảy ngày 2 tháng 7 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/7
15:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 2 tháng 7 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạm dừng tuyển lao động làm việc tại Hàn Quốc với 8 huyện thuộc 4 tỉnh
14:23'
Sẽ tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đối với 8 huyện thuộc 4 tỉnh phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc nới lỏng quy định nhập cảnh đối với công dân Mỹ
14:20'
Thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19, ngày 1/7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ thông báo công dân Mỹ sẽ được nhập cảnh Trung Quốc nếu quá cảnh qua nước thứ 3.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản nới lỏng cảnh báo đi lại đối với 34 nước
09:28'
Chính phủ Nhật Bản ngày 1/7 đã nới lỏng cảnh báo đi lại đối với 34 nước liên quan đến đại dịch COVID-19, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ...
-
Kinh tế & Xã hội
Lần đầu tiên cây Lùng được cấp chứng chỉ FSC
23:07' - 01/07/2022
Lợi ích của chứng chỉ FSC là giúp cho việc kiểm soát tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường tốt hơn; thể hiện rõ sự quan tâm tới đời sống xã hội và kinh tế của con người
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến khích công dân làm hộ chiếu trực tuyến
21:20' - 01/07/2022
Bộ Công an khuyến khích công dân chủ động làm tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an: https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin mới nhất về vụ bắt giữ 2 công dân Việt Nam tại Tây Ban Nha
21:05' - 01/07/2022
Hiện 2 công dân đã được tại ngoại và trong quá trình chờ cơ quan chức năng Tây Ban Nha xử lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 1/7, thêm 5.959 ca mắc COVID-19 khỏi bệnh
18:06' - 01/07/2022
Theo bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại VIệt Nam, ngày 1/7 cả nước có 5.959 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.