Nguyên nhân khiến CPI tháng 2 có mức tăng cao nhất trong 8 năm
Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2/2021 chỉ tăng 0,7%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay . Bình quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,64%.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong mức tăng 1,52% của CPI tháng 2/2021 so với tháng trước, khu vực thành thị tăng 1,45%; khu vực nông thôn tăng 1,59%. Khu vực nông thôn có tốc độ tăng CPI cao hơn khu vực thành thị chủ yếu do chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm và nhóm điện sinh hoạt có mức tăng cao .
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính của tháng 2/2021, có 10 nhóm tăng giá so với tháng trước và 01 nhóm giữ giá ổn định. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất với 4%; tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,61% so với tháng trước; nhóm giao thông tăng 1,55%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,9%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25%... Riêng nhóm giáo dục giá ổn định so với tháng trước.
Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê đã chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng CPI 2 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như: Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 2 tháng đầu năm 2021 tăng 8,72% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thực phẩm 2 tháng đầu năm 2021 tăng 0,62% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giá thịt lợn tăng 0,71%, giá thịt bò tăng 2,64%...
Do dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng. Bình quân 2 tháng đầu năm 2021, giá thuốc và thiết bị y tế tăng 0,88% so với cùng kỳ năm trước; giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giá gas tăng 3,05% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 2 tháng đầu năm 2021; đó là giá xăng dầu trong nước bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 15,78% so với cùng kỳ năm trước và giá dầu hỏa bình quân 2 tháng giảm 21,64%.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm so với cùng kỳ năm trước, bình quân 2 tháng đầu năm 2021, giá vé máy bay giảm 35,65%; giá vé tàu hỏa giảm 12,39%; giá du lịch trọn gói giảm 4,99%.
Cùng với đó, Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19; trong đó, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II và quý IV năm 2020. Theo đó, giá điện tháng 01/2021 giảm 16,88% so với cùng kỳ năm trước làm cho giá điện sinh hoạt bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 9,95%.
Trong tháng 2, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/02/2021 giảm 2,7% so với tháng 01/2021 do giới đầu tư lạc quan về sự phục hồi kinh tế sẽ thúc đẩy lợi suất trái phiếu khiến vàng trở nên kém hấp dẫn. Trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục giữ mức giá cao trước Tết Nguyên đán, bên cạnh đó trong tháng có ngày Thần tài nên nhu cầu mua vàng tăng. Chỉ số giá vàng tháng 02/2021 tăng 0,25% so với tháng trước; tăng 25,08% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 2 tháng đầu năm 2021 tăng 26,62%.
Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm trong bối cảnh các đồng tiền ảo tăng mạnh thu hút các nhà đầu tư. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đảm bảo đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.145 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2021 giảm 0,17% so với tháng trước và giảm 0,76% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,52%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 2/2021 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 0,79% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm 2021, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2020, cao hơn mức CPI bình quân chung (giảm 0,14%) chủ yếu do giá mặt hàng xăng, dầu và điện sinh hoạt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước đã được loại trừ trong danh mục hàng hóa, dịch vụ tính lạm phát cơ bản.
Mức lạm phát cơ bản tháng 2/2021 và 2 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tăng thấp nhất trong 5 năm gần đây
09:36' - 29/01/2021
Lạm phát cơ bản cao hơn lạm phát chung do “rổ” hàng hóa tính lạm phát cơ bản tháng này loại trừ mặt hàng điện sinh hoạt tháng này có mức giảm mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 11/2020, CPI của cả nước giảm 0,01%
11:18' - 29/11/2020
Giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm trong mùa mưa là những yếu tố làm cho chỉ số CPI tháng 11 giảm 0,01% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 10, CPI Tp.Hồ Chí Minh tăng 0,65%
16:20' - 29/10/2020
Chiều 29/10, Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2020 tăng 0,65% so với tháng trước.
-
Thời sự
CPI cả nước tháng 10 tăng 0,09%
10:24' - 29/10/2020
Bình quân 10 tháng năm 2020, CPI tăng 3,71% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, CPI khu vực thành thị tăng 3,29%, khu vực nông thôn tăng 4,13% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Các “chiến binh sao vàng” bảo vệ thành công ngôi vô địch môn bóng đá nam
21:31'
Tối 22/5, Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam đã có chiến thắng 1- 0 trước Thái Lan trên Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), bảo vệ thành công ngôi Vô địch tại SEA Games 31.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
21:11'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh bất cập trong pháp luật bán hàng đa cấp
20:36'
VCCI đề nghị cơ quan đã tổ chức kỳ kiểm tra chỉ thu hồi giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp khi phát hiện hồ sơ đăng ký kiểm tra của người được cấp xác nhận có thông tin gian dối.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh bất cập trong pháp luật bán hàng đa cấp
20:36'
VCCI đề nghị cơ quan đã tổ chức kỳ kiểm tra chỉ thu hồi giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp khi phát hiện hồ sơ đăng ký kiểm tra của người được cấp xác nhận có thông tin gian dối.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam coi trọng và thúc đẩy sự hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
18:26'
Việt Nam coi trọng, thúc đẩy sự hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng như cam kết trong việc chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu như phục hồi từ dịch COVID-19, ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia Lai mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực công nghệ cao
15:01'
Tỉnh Gia Lai mời gọi các nhà đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh gồm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt chạy thêm nhiều đôi tàu phục vụ nhu cầu du lịch dịp hè
13:46'
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) cho biết, Haracoc tổ chức chạy thường xuyên nhiều mác tàu trên các tuyến phía Bắc, phục vụ nhu cầu người dân đi du lịch tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Gia Lai trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên
12:27'
Sáng 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Gia Lai
-
Kinh tế Việt Nam
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
08:29'
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.