Nguyên nhân Trung Quốc hủy kế hoạch thăm các nông trại ở Mỹ
Hãng truyền thông Yicai của Trung Quốc ngày 22/9 dẫn lời quan chức cấp cao về nông nghiệp của Trung Quốc tham gia đàm phán thương mại với Mỹ, ông Hàn Tuấn cho biết cuộc đàm phán diễn ra trong hai ngày 19-20/9 đã đạt "kết quả tốt", đồng thời giải thích rằng Trung Quốc hủy kế hoạch thăm các nông trại ở Mỹ không phải vì các lý do liên quan đàm phán.
Theo Yicai, phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Washington, D.C., ông Hàn Tuấn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng tổ lãnh đạo công tác nông thôn Trung ương Trung Quốc, khẳng định cuộc đàm phán thương mại với Mỹ mang tính xây dựng và đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc đàm phán tiếp theo vào đầu tháng 10 tới.
Ông Hàn Tuấn nhấn mạnh: "Cũng đã có kết quả tốt từ các cuộc đàm phán trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai bên đã có sự trao đổi thẳng thắn và thấu đáo".
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Trung Quốc ngày 19/9 đã bất ngờ hủy chuyến thăm dự kiến tới nhiều trang trại ở bang Montana và Nebraska của Mỹ trong tuần này, khi các nhà đàm phán thương mại kết thúc 2 ngày đàm phán tại Washington. Động thái này được cho là làm gia tăng bất trắc đối với triển vọng đạt được một thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo Yicai, về vấn đề này, ông Hàn Tuấn cho hay chuyến thăm của quan chức Trung Quốc tới các nông trại ở Mỹ được lên kế hoạch tách biệt với các cuộc đàm phán thương mại, và phía Mỹ cho biết sẽ gửi lời mời khác vào một thời điểm khác.
Ông cũng khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng quy mô thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp với Mỹ cũng như tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/9 cũng cho biết các cuộc đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp và đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh ông không bị áp lực phải đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ vào năm tới.
Cũng trong ngày 20/9, ông Trump đã quyết định tạm thời dỡ bỏ thuế đối với hơn 400 mặt hàng của Trung Quốc bị Washington áp thuế hồi năm ngoái. Theo thông cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, 437 hàng hóa của Trung Quốc từng bị áp thuế 3 đợt hồi năm ngoái sẽ được miễn các mức thuế bổ sung này trong khoảng 1 năm.
Các mặt hàng này thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có dầm thép, thiết bị điện tử, máy bơm, máy lọc, dụng cụ nâng hàng hóa, thiết bị kỹ thuật và đồ cho thú nuôi...
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang từ tháng 7/2018, hai nước liên tiếp bổ sung các mức thuế áp với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau.
Mới đây nhất, chính quyền Tổng thống Trump áp thuế 15% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá 125 tỷ USD, gồm loa thông minh, tai nghe bluetooth và nhiều loại giày dép. Về phần mình, Bắc Kinh áp các mức thuế bổ sung 5% và 10% đối với 1.717 mặt hàng của Mỹ. Trung Quốc cũng áp thuế 5% đối với dầu thô của Mỹ.
Dự kiến, hai nước sẽ tiến hành vòng đàm phán thương mại và kinh tế cấp cao lần thứ 13 vào tháng 10 tới tại Washington./.
>> Thái Lan đạt thỏa thuận xuất khẩu sắn trị giá 590 triệu USD với Trung Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
"Thùng thuốc nổ nguy hiểm" của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
05:30' - 22/09/2019
Trang mạng Boxun đăng bài phân tích cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lan đến lĩnh vực tài chính và “thùng thuốc nổ” nguy hiểm nhất của Trung Quốc đã bị châm ngòi.
-
Kinh tế Thế giới
Phái đoàn Trung Quốc bất ngờ hủy chuyến thăm các trang trại của Mỹ
11:11' - 21/09/2019
Các quan chức Trung Quốc bất ngờ hủy chuyến thăm các trang trại ở Montana và Nebraska (Mỹ), giữa bối cảnh hai bên sắp kết thúc cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ở Washington.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.