Nhận định của chuyên gia về sự tương tác giữa 2 cơn bão Conson và Chanthu
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sau khi bão Conson đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 5, vào 10 giờ ngày 10/9, vị trí tâm bão số 5 ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 112,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Nam khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.
Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.
Ngoài ra, trên vùng biển Thái Bình Dương đang tồn tại một cơn bão khác là Chanthu, 2 cơn bão theo sát nhau sẽ gây ra những tác động thế nào, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vấn đề này.
* Phóng viên: Xin ông cho biết cập nhật mới nhất về tương tác của hai cơn bão Conson và Chanthu, 2 cơn bão theo sát nhau khả năng gây ra những tác động nguy hiểm như thế nào, thưa ông? * Ông Hoàng Phúc Lâm:Theo lý thuyết về hiệu ứng Fujiwara thì khi hai cơn bão trong khoảng cách 1.500 km thì sẽ có tương tác. Trong thời điểm bão Conson đang trên Biển Đông ở kinh tuyến 120 độ thì bão Chanthu ở kinh tuyến 130 độ tức là cách nhau 1.100 km, tuy nhiên bão Chanthu có hoàn lưu tương đối nhỏ mặc dù cường độ rất mạnh nên cơ bản không có tương tác với bão Conson. Thực tế, trong những giờ gần đây, khi bão Chanthu có xu hướng yếu đi và hoàn lưu bão mở rộng ra, trong khi bão Conson bắt đầu tăng cấp thì kích thước và cường độ 2 cơn bão xấp xỉ nhau và bắt đầu có dấu hiệu tương tác nhưng mức độ khá nhỏ và tương đối yếu nên bão Conson di chuyển khá ổn định, trong khi đó bão Chanthu đi chuyển lên phía Bắc nên tác động rất nhỏ. Theo dự báo khi 2 cơn bão di chuyển sát nhau, khoảng cách cách nhau dưới 1.500 km sẽ xảy ra tương tác, tương tác này khiến cho cả quỹ đạo và cường độ các cơn bão thay đổi khó lường. Dự kiến từ ngày 11-12/9, có khả năng xuất hiện tương tác giữa 2 cơn bão, khi cường độ và kích thước tương đồng khoảng cấp 11, khi đó bão Conson có xu hướng di chuyển chậm lại trước khi 2 cơn tách khỏi nhau và bão Conson tiếp tục di chuyển như dự báo. * Phóng viên: Theo các mô hình dự báo hiện tại, liệu siêu bão Chanthu có vào Biển Đông và trở thành bão số 6 năm 2021 không, thưa ông? * Ông Hoàng Phúc Lâm: Các dự báo mới nhất cho thấy bão Chanthu sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc sau đó di chuyển theo hướng Bắc nên khả năng vào Biển Đông trở thành cơn bão số 6 là rất ít, chủ yếu là di chuyển về phía Đài Loan (Trung Quốc) sau đó đổi hướng đi ra phía ngoài. * Phóng viên: Trong mùa bão năm 2020, sau cơn bão số 5 đã có liên tiếp 5 cơn bão xuất hiện trong vòng 1 tháng. Liệu năm nay có lặp lại kịch bản bão chồng bão như năm 2020 hay không khi thực tế hiện nay đã có cơn bão mạnh theo sát bão Conson, thưa ông? * Ông Hoàng Phúc Lâm: Có thể nói kịch bản bão chồng bão ít nhất không xảy ra trong tháng 9. Tuy nhiên, thời điểm này không phải cao điểm mùa bão mà tháng 10 và tháng 11 mới là cao điểm của mùa bão năm nay; có thể kéo dài sang tháng 1 năm 2022 và vẫn có khả năng xảy ra bão liên tiếp nhưng kịch bản có tới 5 cơn liên tiếp ít có khả năng xảy ra trong năm nay nhưng 2-3 cơn liên tiếp thì hoàn toàn có thể xảy ra. * Phóng viên: Hiện các cơ quan dự báo quốc tế về bão Conson tương đối phân tán, vậy Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra dự báo chính thức này dựa vào những căn cứ nào? * Ông Hoàng Phúc Lâm: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sử dụng tất cả các sản phẩm dự báo của quốc tế cũng như các đơn vị dự báo khác trong và ngoài Tổng cục Khí tượng Thủy văn để tổng hợp. Riêng Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia hiện đang chạy 4 phiên bản dự báo mỗi ngày; trong mỗi phiên lại chạy 32 mô hình khác nhau, kết hợp với các dự báo quốc tế để ra được dự báo tổ hợp của hàng trăm phương án khác nhau.Các dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa tới các cấp lãnh đạo cũng như Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai là các kịch bản, trong đó có kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất, kịch bản có tính chất cực trị như: nguy hiểm nhất và kịch bản ít nguy hiểm nhất, thiên về nam nhất, bắc nhất…
* Phóng viên: Đối với diễn biến bão số 5 hiện nay, xin ông cho biết sẽ tác động đến đất liền vào thời điểm nào, đã có những dự báo mưa cho đất liền do bão và hoàn lưu bão chưa, thưa ông? * Ông Hoàng Phúc Lâm: Từ đêm 10/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các huyện đảo Lý Sơn, Cồn Cỏ có gió mạnh dần lên cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12; sóng biển cao từ 4-5m; biển động rất mạnh. Từ đêm 10/9 đến ngày 13/9, các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt, tại Quảng Nam-Quảng Ngãi phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. Ảnh hưởng của bão số 5, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sẽ chủ yếu mưa to. Từ ngày 12-14/9, các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, riêng Quảng Bình và Hà Tĩnh có nơi trên 250mm/đợt. Diễn biến của bão số 5 còn phức tạp, chi tiết các dự báo cập nhật sẽ được phát trong các bản tin bão chính thức của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và các phương tiện thông tin đại chúng để người dân theo dõi./. * Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!- Từ khóa :
- bão conson
- bão chanthu
- bão
- bão số 5
Tin liên quan
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Tin mới nhất về bão số 5 và dự báo thời tiết hôm nay 10/9
08:05' - 10/09/2021
Dự báo ngày và đêm 10/9, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm.
-
Kinh tế & Xã hội
Bão Conson làm ít nhất 3 người thiệt mạng, 17 người mất tích tại Philippines
18:10' - 09/09/2021
Nhà trách Philippines ngày 9/9 cho biết đã có ít nhất 3 người thiệt mạng và 17 người mất tích sau khi cơn bão nhiệt đới Conson gây mưa lớn và lũ lụt tại nước này.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Tin bão mới nhất: Bão số 5 giật cấp 11 có khả năng mạnh thêm
12:24' - 09/09/2021
Trưa 9/9, bão số 5 đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân
17:47'
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày mai 11/4: Tây Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào
17:00'
Dự báo thời tiết ngày mai 11/4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực phía Tây Bắc Bộ có mây, ngày nắng nhưng chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai
16:03'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai tại tỉnh Lào Cai vào tháng 5.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thiên tai gây nhiều thiệt hại tại các địa phương
12:48'
Chiều cùng ngày, một trận dông lốc kèm mưa đá đã bất ngờ ập xuống nhiều bản làng ở hai xã biên giới Tam Quang và Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An), gây thiệt hại nặng về nhà cửa và cơ sở hạ tầng.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Tây Bắc Bộ, vùng núi từ Thanh Hóa đến Huế và Đông Nam Bộ nắng nóng
10:10'
Nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết hôm nay 10/4: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ
06:49'
Dự báo thời tiết hôm nay 10/4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết đêm 9 và ngày 10/4: Cảnh báo mưa dông tại nhiều khu vực cả nước
17:25' - 09/04/2025
Dự báo thời tiết đêm 9 và ngày 10/4/2025, xảy ra mưa dông tại một số khu vực trên khắp cả nước như Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Huế, Đà Nẵng đến Bình Thuận và Tây Nguyên, Nam Bộ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Đề phòng sóng lớn gây nguy hiểm cho hoạt động khai thác trên biển
10:23' - 09/04/2025
Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm khu vực Hoàng Sa, Trường Sa) sóng cao 1 - 2 m (sau giảm xuống 0,5 - 1,5m).
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Từ 11/4, nắng nóng ở Đông Nam Bộ sẽ dịu dần
09:40' - 09/04/2025
Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.