Nhân sự dự kiến của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là bao nhiêu?
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và việc bổ nhiệm nhân sự giúp việc cho cơ quan này, tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ quí I do Bộ Công Thương tổ chức chiều 5/4, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, dự thảo Nghị định quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, Bộ Công Thương muốn đề xuất thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (gọi tắt là Ủy ban) trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Dự kiến bộ máy giúp việc cho Ủy ban gồm 8 đơn vị: Cục Điều tra và Giám sát cạnh tranh (dự kiến 25-30 biên chế); Cục Bảo vệ người tiêu dùng (dự kiến 25-30 biên chế); Vụ Thư ký xử lý vụ việc cạnh tranh: 10-15 biên chế; Vụ Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp gồm 10-15 biên chế; Vụ Hợp tác quốc tế: 10-15 biên chế; Vụ Thanh tra pháp chế: 10-15 biên chế; Văn phòng Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và bảo vệ người tiêu dùng: 10-15 biên chế; Văn phòng Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh: 8-10 biên chế. Ngoài ra còn có 1 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Thông tin tư vấn và đào tạo: 20-25 biên chế. Như vậy, tổng biên chế, nhân sự dự kiến của các đơn vị sau khi thành lập Ủy ban là khoảng 130 biên chế công chức và 25 biên chế viên chức. Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện tổng biên chế được giao của 2 cơ quan trước khi hợp nhất là 58 công chức và 10 viên chức biên chế. Trong giai đoạn 2020-2025, việc thành lập Ủy ban sẽ tăng lên khoảng 70-80 biên chế công chức; 15 biên chế viên chức. "Số lượng biên chế, nhân sự còn thiếu sẽ được rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ các đơn vị của Bộ Công Thương hoặc các bộ, ngành khác nhằm bảo đảm các nguyên tắc không tăng biên chế trong tổng số biên chế của bộ và biên chế hành chính nhà nước nói chung. Việc bổ sung sẽ triển khai theo lộ trình 5 năm"- dự thảo nêu. Lý giải về cơ sở để ra đời Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, tháng 6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh 2018, thay thế Luật Cạnh tranh 2014. Luật này có hiệu lực vào 1/7/2019. Trong Luật Cạnh tranh 2018 có nhiều nội dung liên quan đến điều chỉnh hành vi bị cấm, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, tập trung kinh tế... do đó, Quốc hội cho rằng, cần phải có mô hình cơ quan đủ năng lực, trình độ và tầm để thực thi Luật này. Điều số 46 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thực thi Luật Cạnh tranh là Hội đồng cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh 2018 cũng quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban là giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương, giúp Chính phủ quản lý về cạnh tranh, giúp hoàn thiện quy trình tố tụng cạnh tranh để xử lý, điều tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh… Luật Cạnh tranh 2018 cũng đã giao Chính phủ có hướng dẫn chi tiết về bộ máy, tổ chức, chức năng của Ủy ban. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã xây dựng 3 Nghị định; trong đó có Nghị định liên quan đến mô hình Ủy ban Cạnh tranh quốc gia. Khi Nghị định này được Chính phủ thông qua, đây sẽ là cơ sở pháp lý để ra đời Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, dự kiến Ủy ban sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2019. Theo đó, Ủy ban còn thực hiện nhiệm vụ nữa là bảo vệ người tiêu dùng, thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2011. “Ủy ban thành lập dựa trên cơ sở kiện toàn bộ máy và sắp xếp lại bộ máy. Việc thành lập Ủy ban là thu gọn làm một đầu mối nhưng làm nhiều việc, tránh 2 đầu mối làm 1 việc”, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nói. Liên quan đến việc gia tăng biên chế sau khi Ủy ban được thành lập, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ, Ủy ban thành lập vẫn đảm bảo tổng biên chế không được thay đổi, nhưng có sự điều chuyển cán bộ trong nội bộ, không nằm ngoài tổng biên chế đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. Nguyên tắc chung là không tăng biên chế chung khi sắp xếp lại tổ chức./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Lúc dư thì đóng vào, lúc khó lấy ra dùng
19:55' - 05/04/2019
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, nguyên tắc của Quỹ bình ổn giá xăng dầu là lúc dư thì đóng vào đó, lúc khó thì lấy ra dùng.
-
Ý kiến và Bình luận
"Xanh hóa" hệ thống phân phối
19:48' - 05/04/2019
Bộ Công Thương đánh giá hành động sử dụng lá chuối thay túi nilon và giấy gói khác là một ý tưởng sáng tạo góp phần bảo vệ môi trường sống đang bị ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Thuận xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh
19:35'
Ninh Thuận đã và đang áp dụng chính sách đầu tư đảm bảo quyền lợi tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện nhất, đơn giản nhất cho nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
19:13'
Ngày 15/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Bình hỗ trợ chi phí bồi thường, tái định cư với dự án nhà ở xã hội
17:52'
Chiều 15/11, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức kỳ họp đột xuất nhằm giải quyết nhiều công việc phát sinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Không để hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến đời sống nhân dân
16:18'
Tiếp tục Chương trình làm việc, chiều 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh
15:18'
Ngày 15/11, tại trụ sở UBND tỉnh, Chủ tịch UBND và lãnh đạo Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù mới phù hợp với phát triển của Cần Thơ
15:10'
“Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ nhanh, bền vững” là chủ đề Diễn đàn kinh tế năm 2024, do Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 15/11.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đặt hàng” các tân Đại sứ hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế
15:09'
Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc với các tân Trưởng các cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027.
-
Kinh tế Việt Nam
Sử dụng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
14:59'
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu giải quyết dứt điểm, sớm đưa vào sử dụng các dự án tồn đọng
11:35'
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.