Nhân tố Trung Quốc và quyết sách của Fed
Quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp mới nhất, với nguyên nhân được cho là những bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, khiến các nhà kinh tế và giới đầu tư không khỏi lo ngại.
Chủ tịch FED Janet Yellen báo cáo về chính sách tiền tệ tại Thượng viện Mỹ ngày 16/9. Ảnh: Reuters/TTXVN
Fed thường dựa trên tình hình "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ để xác định lộ trình cho các chính sách tiền tệ, và hiếm khi các quyết định liên quan đến lãi suất bị tình hình của các nền kinh tế bên ngoài chi phối.
Chuyên gia kinh tế Joel Naroff nhận định, Fed đã đi đến quyết định cần phải cân nhắc mọi vấn đề kinh tế và tài chính trên thế giới, và trong bối cảnh kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, chưa phải là lúc để Fed tiến hành tăng lãi suất.
Trong tuyên bố ngày 17/9, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, nói rằng "tình hình kinh tế và tài chính trên toàn cầu là một phần nguyên nhân tác động tới các quyết sách kinh tế" và nhiều khả năng sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát của Mỹ, vốn vẫn đang ở mức thấp.
Tuy tuyên bố của FOMC không đề cập tới Trung Quốc song Chủ tịch Fed Janet Yellen đã nhắc đến nền kinh tế lớn thứ hai này trong bài phát biểu của mình. Bà khẳng định mối quan tâm tới các nguy cơ liên quan đến Trung Quốc, cùng với tình hình của các thị trường mới nổi, và những tác động từ những diễn biến ở các thị trường này đối với Mỹ.
Bà Yellen cho rằng những xáo trộn trên các thị trường tài chính sau khi Trung Quốc bất ngờ hạ giá đồng nội tệ hồi giữa tháng Tám vừa qua đã một phần phản ánh những lo ngại về nguy cơ giảm tốc của nền kinh tế này.
Theo Derek Scissors, một nhà kinh tế làm việc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, lý do thực sự khiến Fed giữ nguyên lãi suất là bởi "thị trường lao động tại Mỹ vẫn chưa thực sự ổn định". Ông cho rằng tuy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5,1% song số người tham gia lực lượng lao động vẫn thấp, trong khi lộ trình tăng tiền lương tuần vẫn chưa có tiến triển.
Tuy nhiên, sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc là điều có thực. IHS Global Insight dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này từ mức 7,3% trong năm 2014, sẽ giảm xuống 6,5% trong năm nay và sang năm 2016 sẽ chỉ còn 6,3%.
Nhà kinh tế Stephen Oliner, từng làm việc tại Fed, nhận định: "Tôi không mấy ngạc nhiên khi Fed tỏ ra thận trọng và cân nhắc dựa trên tình hình kinh tế thế giới. Rõ ràng, những chỉ số và thông tin phản ánh đà tăng trưởng khá trì trệ của nền kinh tế toàn cầu nói chung là nhân tố khiến triển vọng kinh tế Mỹ còn nhiều điều khó lường".
ML (Theo AFP)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed
13:59' - 18/09/2015
Tuyên bố kết thúc cuộc họp của Fed có đoạn: "Những diễn biến tài chính toàn cầu gần đây có thể cản trở hoạt động kinh tế và có nguy cơ gây sức ép khiến lạm phát của Mỹ giảm trong ngắn hạn".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...