Nhập khẩu xăng dầu đảm bảo nguồn cung trong nước: Điều hành cần sát thực tế!
Trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không đạt kế hoạch, Bộ Công Thương đã giao 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng thêm sản lượng nhập khẩu trong quý II tới để đảm bảo nguồn cung trong nước.
Tuy nhiên, việc giao sản lượng này cũng đặt ra những thách thức lớn với các doanh nghiệp, đòi hỏi cơ quan quản lý sớm có những chính sách điều hành linh hoạt và sát thực tế hơn.
Không quá khó để nhập khẩu xăng dầu Theo Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 của Bộ Công Thương về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II/2022, tổng lượng nhập khẩu tăng thêm để bổ sung lượng xăng dầu thiếu hụt từ nguồn sản xuất trong nước là 2,4 triệu m3, gồm 840 nghìn m3 xăng và 1,56 triệu m3 dầu được giao cho 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao nhập khẩu hơn 1,065 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng nhập khẩu tăng thêm, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) được giao gần 489 nghìn m3 xăng dầu, Công ty TNHH Thủy bộ Hải Hà hơn 140 nghìn m3, Công ty TNHH Hải Linh gần 125 nghìn m3, Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Nam sông Hậu gần 67 nghìn m3, Công ty TNHH TMVT&DL Xuyên Việt Oil hơn 165 nghìn m3, Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lê hơn 89 nghìn m3, Công ty cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp hơn 73 nghìn m3, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức hơn 144 nghìn m3 và Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội hơn 41 nghìn m3.
Về tình hình nhập khẩu bù vào sản lượng thiếu hụt từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Phó tổng Giám đốc Petrolimex Nguyễn Xuân Hùng cho biết, ngay sau khi Nhà máy có thông báo giảm sản lượng, Petrolimex đã rà soát lại các hợp đồng nhập khẩu với các đối tác và thực hiện ký kết ngay từ đầu năm 2022, trước khi có sự chỉ đạo của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Petrolimex cũng ký kết các hợp đồng mới phù hợp với chỉ tiêu và sản lượng mà Bộ Công Thương giao cho Petrolimex phải nhập khẩu. Với đầu mối nhập khẩu khác là Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Phó Tổng giám đốc Lê Minh Quốc cho biết Công ty nhập khẩu xăng dầu về từ 4 nguồn: Singapore, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc. Hiện nay, Công ty đang đàm phán với tất cả các nhà cung cấp để tìm ra phương án nhập khẩu với giá cả hợp lý nhất. Thực hiện quyết định của Bộ Công Thương, trong thời gian đàm phán với các đối tác nhập khẩu thêm xăng dầu, Công ty cổ phần thương mại Dầu khí Đồng Tháp đã quyết định chuyển một phần hàng tạm nhập tái xuất của đơn vị thành hàng nhập khẩu để bán trong nước, đáp ứng nhu cầu cấp bách ngay trong tháng 3 này, còn cam kết hợp đồng tạm nhập tái xuất với khách hàng sẽ dời sang tháng sau, Tổng Giám đốc Lê Thanh Mân cho biết. Điều hành linh hoạt và sát thực tế Thực tế cho thấy việc nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam để bù đắp sản lượng thiếu hụt của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không quá khó khi hầu hết các nước đã mở cửa trở lại và chuỗi cung ứng xăng dầu thế giới đã phục hồi trở lại.Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao như hiện nay, doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lại đang đối mặt với khó khăn lớn khi các chính sách điều hành không tiệm cận với biến động thị trường.
Một doanh nghiệp trong số 10 đầu mối nhập khẩu xăng dầu được giao trách nhiệm nhập khẩu thêm cho biết, hiện phụ phí mỗi thùng dầu nhập khẩu về Việt Nam đã tăng từ 2 - 3 lần so với thời điểm cuối năm 2021, nhưng cơ quan quản lý Nhà nước lại không cập nhật được sự thay đổi lớn này.Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu buộc phải giảm chiết khấu của các đại lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị thua lỗ.
Tuy nhiên, việc giảm chiết khấu như vậy lại khiến các đại lý không muốn kinh doanh vì giá bán xăng dầu trong nước như hiện nay không đủ bù chi phí. Thực tế là doanh nghiệp càng nhập khẩu nhiều, càng bán nhiều càng lỗ.Trong những tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và phát hiện nhiều đại lý, cây xăng tư nhân treo biển hết xăng hoặc đóng cửa với lý do chưa hợp lý cũng bởi thu không đủ bù chi, một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu giấu tên cho biết.
Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn, giải pháp quan trọng nhất là cơ quan quản lý Nhà nước cần thay đổi cách thức tính giá bám sát diễn biễn thị trường. Bên cạnh đó, việc tính toán để bù phụ phí nhập khẩu xăng dầu cũng phải tính toán để giảm thiệt hại phần nào cho các doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được giao nhiệm vụ tăng sản lượng đề xuất. Doanh nghiệp này cũng cho biết, hiện chỉ có 10 trong số 35 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu phải có nhiệm vụ thực hiện sản lượng giao thêm, số doanh nghiệp còn lại không bị ràng buộc bởi quy định này. Thêm vào đó, chỉ tiêu sản lượng tăng thêm được Bộ Công Thương tính toán trên giả định Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không hoạt động trong quý II/2022.Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Công Thương, từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5/2022, Nhà máy sẽ sản xuất 100% công suất cho dù thời điểm này vẫn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối, đặc biệt trong tháng 5 chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất.
Từ thực tế này, nguy cơ thua lỗ với 10 doanh nghiệp đầu mối phải nhập khẩu thêm xăng dầu là hiện hữu khi giá xăng dầu thế giới tăng "nóng" như hiện nay, nhất là khi Nhà máy Nghi Sơn trở lại hoạt động bình thường, doanh nghiệp giấu tên này chỉ rõ. Hiện nay, giá xăng dầu trong nước vẫn thấp hơn giá xăng dầu thế giới và các nước trong khu vực trước bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, cơ chế điều hành giá xăng dầu theo điều 27, Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định thời gian điều chỉnh giá xăng dầu là ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hằng tháng.Vì vậy, tại cuộc họp ngày 9/2 mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần có sự linh hoạt hơn trong điều hành giá xăng dầu như không nhất thiết phải chờ đúng 10 ngày như quy định mà có thể 3 hoặc 5 ngày điều chỉnh. Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ đề nghị cho phép Liên Bộ Công Thương - Tài chính linh hoạt hơn trong điều hành để giá mặt hàng này tiệm cận thế giới.
Cần thêm nhiều giải pháp
Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao như hiện nay, thời gian qua tại các cửa hàng xăng dầu gần biên giới Tây Nam như An Giang đã xảy ra hiện tượng mua gom xăng RON95 để bán qua biên giới do giá xăng dầu trong nước thấp hơn của Campuchia. Vì vậy, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, bên cạnh thực thi các chế tài mạnh xử lý các hành vi găm hàng trục lợi về giá ở trong nước, lực lượng chức năng như quản lý thị trường, bộ đội biên phòng... cần tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng vận chuyển xăng dầu trái phép qua biên giới để ăn chênh lệch. Việc kiểm soát sẽ góp phần hạn chế tình trạng khan hàng tại các cây xăng sát biên giới như thời gian qua cũng như giúp giảm thiệt hại cho ngân sách. Đề xuất giải pháp ứng phó với giá dầu tăng cao như hiện nay, chuyên gia cao cấp Đoàn Tiến Quyết (Viện Dầu khí Việt Nam) cho rằng, Việt Nam có thể tham khảo các nước lớn trên thế giới bán dầu dự trữ chiến lược hoặc thương mại để bình ổn thị trường và tăng thu ngân sách, đảm bảo điều tiết thị trường khi giá dầu cao. Khi thị trường biến động giảm, có thể mua vào để gia tăng dự trữ và đây là bài toán kinh tế nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa việc dự báo bởi đó là giải pháp quan trọng để ứng phó với biến động giá dầu. Thực tế như năm 2021, giá dầu thế giới đã tăng 50%, trong khi giá dầu kế hoạch được thông qua thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, sớm nghiên cứu xây dựng những chế tài, quy định, lộ trình cụ thể phát triển thị trường tương lai đối với các sản phẩm dầu thô và các sản phẩm năng lượng khác, qua đó giúp tăng thêm chất lượng trong mua bán dầu và quản lý rủi ro, ông Quyết đề xuất./.>>>Giải pháp nào cho vấn đề giá xăng?
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá xăng tăng kéo doanh thu hàng hóa sụt giảm
15:43' - 02/03/2022
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2022 tại Tp. Hồ Chí Minh đạt 89.093 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Xăng dầu tăng, giá các mặt hàng thực phẩm và rau xanh "nhảy múa"
18:28' - 01/03/2022
Trong những ngày gần đây, giá xăng dầu tăng liên tục đạt kỷ lục trong 8 năm trở lại đây (kể từ năm 2014). Điều này khiến giá cả các mặt hàng thực phẩm trên thị trường tại Hà Nội cũng tăng lên.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đã trình phương án giảm thuế xăng dầu
15:56' - 01/03/2022
Đại diện Bộ Tài chính cho biết đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.