Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp cam
Các nước trồng cam chính, trong đó có Brazil và Mỹ, đang phải trải qua tình trạng mất mùa nghiêm trọng và dịch bệnh bùng phát, dẫn đến nguồn cung trái cam toàn cầu giảm mạnh và giá cả tăng cao.
Việc đồng yen của Nhật Bản mất giá lịch sử trong 3 năm qua đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các công ty Nhật Bản, những công ty phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng hơn 80% nhu cầu nước ép trái cây của nước này, đang phải vật lộn để mua nước ép ở nước ngoài.
Giá nước cam nhập khẩu vào Nhật Bản tăng gần gấp đôi, từ 267 yen/lít (1,73 USD) vào năm 2021 lên 491 yen/lit (3,19 USD) vào năm 2023.
Đối với các nhà sản xuất nước cam ở Nhật Bản, đồng yen giảm giá là “đòn giáng kép”, khi sản phẩm của các nhà nhập khẩu nước cam của châu Âu và Mỹ đang được giao dịch ở mức giá thậm chí còn cao hơn do nhu cầu mạnh mẽ tại các quốc gia trong khu vực.
Các công ty Nhật Bản phải đối mặt với giá thị trường quốc tế cao, kết hợp với việc đồng yen yếu đẩy chi phí nhập khẩu lên cao, khiến các công ty này khó có thể đạt được lợi nhuận.
Để ứng phó với những thách thức này, một số công ty lớn của Nhật Bản như Morinaga Milk Industry và Megmilk Snow Brand đã tạm dừng hoặc giảm sản lượng các sản phẩm nước cam cung cấp ra thị trường.
Trước động thái này, công ty nghiên cứu Fuji Keizai Group dự báo doanh số bán nước cam tại Nhật Bản vào năm 2024 sẽ giảm 7% so với năm trước, xuống còn 31,9 tỷ yen (206 triệu USD).
Các công ty đang thích ứng bằng cách điều chỉnh dòng sản phẩm của mình và tìm kiếm các giải pháp thay thế, chẳng hạn như pha trộn nước cam với các loại nước ép khác hay đầu tư vào nghiên cứu để phát triển các giống cam quýt kháng bệnh.
- Từ khóa :
- Nhật Bản
- nguồn cung cấp cam
- giá cam tại Nhật Bản
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhật Bản mở cửa thị trường cho nho tươi Australia
09:31' - 25/07/2024
Nho của Australia dự kiến sẽ được bán chủ yếu vào mùa Đông và mùa Xuân ở Nhật Bản – nơi nho thường được coi là một loại trái cây mùa Thu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành 10/7
18:33'
Tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu bán lẻ được VPI dự báo có thể chỉ tăng nhẹ từ 0,1 - 0,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt trước lo ngại về thuế quan Mỹ
16:40'
Giá dầu châu Á đã quay đầu giảm trong phiên 8/7, sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá vàng giằng co giữa rủi ro thuế quan mới và lợi suất trái phiếu tăng cao
16:15'
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động gần mức cao nhất trong hai tuần.
-
Hàng hoá
Giá cà phê sụt giảm 4%
08:58'
Trên thị trường hàng hoá, toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm kim loại đồng /loạt suy yếu. Trong khi đó, giá cà phê cũng ghi nhận mức sụt giảm tới hơn 4% trước áp lực từ các quỹ đầu tư.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent tăng gần 2% lo ngại về mức thuế quan mới của Mỹ
07:43'
Giá dầu thế giới tăng gần 2% trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, khi các dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ mạnh đã lấn át tác động từ việc OPEC+ nâng sản lượng cao hơn dự kiến trong tháng 8/2025
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục đà giảm do OPEC+ sắp tăng mạnh sản lượng
15:41' - 07/07/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ nâng sản lượng
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13' - 07/07/2025
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29' - 07/07/2025
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16' - 07/07/2025
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.