Nhiều doanh nghiệp “3 tại chỗ” ở Bình Dương dừng sản xuất
Trước thực trạng này, hàng chục doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” phải tạm thời ngừng sản xuất; trong đó nhiều nhà máy bị phong tỏa để ngành y tế truy vết dập dịch, dẫn đến không đảm bảo đủ điều kiện để tiếp tục "3 tại chỗ”.
*Kế hoạch “3 tại chỗ” không như mong muốn Tính đến ngày 29/7, tổng số doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đăng ký thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” là 3.436 doanh nghiệp.Cụ thể, trong khu công nghiệp có 1.894 doanh nghiệp với gần 273.842 lao động đăng lý làm việc; ngoài khu công nghiệp có 1.542 doanh nghiệp với gần 117.179 lao động đăng ký làm việc. Khi công nhân ở lại làm việc tại nhà máy, các doanh nghiệp được lo ăn, cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết và một số đơn vị có chi hỗ trợ phụ cấp thêm, trung bình từ 1 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Chỉ tính riêng hệ thống Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 191 doanh nghiệp đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” với hơn 46.000 công nhân. Tuy nhiên, những ngày gần đây sau khi đưa công nhân, người lao động vào ở trong nhà máy đã phát sinh nhiều vấn đề mới ngoài mong muốn. Theo tìm hiểu, tại một số doanh nghiệp đăng ký “3 tại chỗ” bắt đầu tổ chức hàng tuần lấy mẫu xét nghiệm nhanh sàng lọc cho công nhân trong nhà máy. Kết quả, qua sàng lọc mới đây đã ghi nhận có hơn 18 doanh nghiệp tại Khu công nghiệp VSIP có công nhân dương tính với SARS-CoV-2. Đối với những công ty phát hiện F0 đều yêu cầu phong tỏa, ngừng sản xuất để cơ quan chức năng truy vết khoanh vùng dập dịch. Theo một chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất giấy bao bì tại thị xã Tân Uyên, trong thời gian giãn cách xã hội, doanh nghiệp muốn công nhân, người lao động không mất việc làm và có thu nhập trong mùa dịch nên đã tổ chức hoạt động “3 tại chỗ” đưa người lao động vào ở trong nhà máy. “Hiện mỗi ngày doanh nghiệp đều có kịch bản phương án phòng, chống dịch, tổ chức lấy mẫu test nhanh... Mặc dù tuân thủ các phương án nhưng vì chưa bao giờ tập trung số lượng lớn người lao động sinh sống kéo dài trong nhà máy dễ phát sinh rủi ro; trong đó riêng việc lo ăn, ở cũng phát sinh nhiều chi phí lớn cho doanh nghiệp” – chủ doanh nghiệp trên chia sẻ. Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi hôm 27/7 vừa qua, Bí thư Thành ủy Dĩ An Bùi Thanh Nhân cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có một số doanh nghiệp tham gia mô hình sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” vẫn chưa tuân thủ nghiêm túc, đúng phương pháp nên thời gian qua đã xuất hiện một số ổ dịch mới. Cụ thể, Công ty Long Việt chuyên về sản xuất đồ gỗ đã thực hiện mô hình sản xuất “3 tại chỗ” trước yêu cầu 14 ngày. Nhưng do đơn vị triển khai không đúng về quy trình xét nghiệm sàng lọc trước, nên để xảy ra ổ dịch đến nay ghi nhận 288/300 công nhân lao động mắc COVID-19. Hiện toàn bộ công ty đang được phong tỏa dừng hoạt động sản xuất để các ngành chức năng tập trung xử lý, giải phóng đưa công nhân mắc bệnh đi điều trị. Tại các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Gỗ Bình Dương cũng có 57 doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ". Nhưng hiện nay việc duy trì hoạt động cũng gặp rất nhiều khó khăn do xuất hiện các ca mắc COVID-19 trong doanh nghiệp không rõ nguồn lây. Theo đó, Liên đoàn kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cần tiếp tục tăng cường lực lượng phản ứng nhanh tham gia trong phòng, chống dịch, thực hiện đồng bộ phương châm "4 tại chỗ," nhất là nhân lực tại chỗ nhằm kịp thời phối hợp xử lý, phân luồng nhanh hơn nữa F0, F1 tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp có đông công nhân lao động.Đồng thời, khẩn trương giải phóng, chuyển các trường hợp nghi nhiễm đến khu vực cách ly tạm thời theo chỉ định của ngành y tế; thực hiện nhanh việc sàng lọc, test COVID-19 đối với F1 có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Qua đó sớm ổn định tình hình, duy trì hoạt động sản xuất “3 tại chỗ” của doanh nghiệp.
*Chỉ “3 tại chỗ” với doanh nghiệp hoạt động đúng, tốt Ngày 29/7, UBND tỉnh Bình Dương phát đi công văn chỉ đạo các địa phương nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch; trong đó yêu cầu đối với những doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện tổ chức hoạt động theo phương châm "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 địa điểm" mới được phép hoạt động, nếu không đảm bảo điều kiện thì phải cương quyết cho ngừng hoạt động. Còn đối với các doanh nghiệp cho ngừng hoạt động phải tổ chức trật tự, an toàn và xét nghiệm sàng lọc để đưa công nhân lao động về địa phương.Liên quan đến vấn đề này, hôm qua (28/7), Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Đoàn Hồng Tươi đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp trên địa bàn muốn tạm dừng hoạt động, sản xuất kinh doanh theo phương án "3 tại chỗ". Hiện trên địa bàn thị xã Tân Uyên có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ”.
Theo đó, UBND thị xã Tân Uyên đề nghị các doanh nghiệp muốn dừng hoạt động sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" phải tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho tất cả người lao động trước khi đưa người lao động trở về nơi cư trú địa phương. Thị xã Tân Uyên yêu cầu tất cả công nhân phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến. Doanh nghiệp nào thực hiện đúng và tốt thì cho hoạt động, còn nơi nào không bảo đảm thì kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động. Ông Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo địa phương và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cần phối hợp với doanh nghiệp ngừng hoạt động tiến hành sàng lọc, bảo đảm đầu ra công nhân lao động “sạch COVID-19”, không để mang mầm bệnh trở về địa phương nơi cư trú./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Bình Dương lập 4 bệnh viện dã chiến 16.000 giường
18:02' - 29/07/2021
Ngày 29/7, Sở Y tế tỉnh Bình Dương ký tờ trình thành lập và bổ nhiệm Ban Giám đốc của 4 bệnh viện dã chiến có tổng số khoảng 16.000 giường bệnh được bố trí tại 3 địa phương trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố ông Trần Văn Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương
20:06' - 27/07/2021
Ngày 27/7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra các quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Trần Văn Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương xét nghiệm sàng lọc diện rộng để thu hẹp “ vùng đỏ”
07:34' - 27/07/2021
Từ ngày 17/7 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương triển khai chiến dịch xét nghiệm diện rộng bằng test nhanh và test RT-PCR tại tất các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.