Những dấu hiệu bất thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3588/QĐ-BYT hướng dẫn buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
* 124 triệu liều vaccine được cam kết cung ứng Bộ Y tế cho biết, thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã chủ động tham gia chương trình COVAX, đàm phán, làm việc với các tổ chức quốc tế và một số nhà sản xuất vaccine có uy tín trên thế giới để tìm nguồn mua. Đến nay, đã có khoảng 124 triệu liều từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Bộ Y tế. Với mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, có 70% dân số Việt Nam được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên quy mô toàn quốc (Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế) với sự tham gia của nhiều lực lượng như: Y tế, quân đội, công an và các bộ, ngành,... Chiến dịch tiêm chủng sẽ được tổ chức đồng loạt tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc, bao gồm các cơ sở công lập và tư nhân, các đơn vị trong và ngoài ngành y tế. Theo Bộ Y tế, hiện nay vaccine phòng COVID-19 gồm các loại vaccine bất hoạt, vector virus, protein tái tổ hợp, DNA, RNA và vaccine vỏ virus. Tính đến ngày 8/7/2021, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện một số vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bao gồm: vaccineCOVID-19 Vaccine AstraZeneca do hãng AstraZeneca sản xuất; vaccineGam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) của JSC Generium - Liên Bang Nga; vaccineCOVID-19 Vaccine (Vero Cell), Inactivated (tên khác là SARSCoV-2 Vaccine (Vero Cell), Inactivate) của Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. - Trung Quốc; vaccineComirnaty của hãng Pfizer; vaccineCOVID-19 Vaccine Moderna của hãng Moderna. Hầu hết các vaccine phòng COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa hai liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất), cụ thể: vaccineCOVID-19 Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần; vaccineGam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần; vaccineComirnaty: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần; vaccineSARSCoV-2 Vaccine: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần; vaccineCOVID-19 Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần. Phần lớn các vaccine phòng COVID-19 được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C (Bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế đối với từng loại vaccine) và có hạn sử dụng trong khoảng từ 6 - 24 tháng tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế đối với từng vắc xin. Văn bản của Bộ Y tế cũng nêu rõ yêu cầu đối với cơ sở thực hiện tiêm chủng từ công tác lập danh sách người tiêm chủng, đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, các bước tiêm chủng, hoạt động sẵn sàng và đáp ứng cấp cứu đối với sự cố bất lợi sau tiêm chủng. * Những dấu hiệu bất thường sau tiêm Về theo dõi sau tiêm chủng, Bộ Y tế yêu cầu theo dõi người được tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm. Đối với cơ sở tiêm chủng sử dụng bản in phiếu khám sàng lọc thì thực hiện nhập thông tin của người đã được tiêm sau khi tiêm xong.Sau khi kết thúc thời gian theo dõi sau tiêm chủng tại điểm tiêm, cơ sở tiêm chủng cung cấp giấy xác nhận đã tiêm vaccine COVID-19 theo mẫu quy định.
Các cơ sở tiêm chủng hướng dẫn người tiêm vaccine tự theo dõi tại nhà chặt chẽ trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng. Đặc biệt, trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường. Các dấu hiệu bất thường gồm: Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da, chảy máu, xuất huyết dưới da; ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó. Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái. Toàn thân: chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt. Người tiêm vaccine luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine phòng COVID-19; không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng; bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm thì tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu sốt dưới 38,5 độ C thì nới lỏng quần áo, chườm, lau bằng khăn ấm, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến./.Tin liên quan
-
Đời sống
Hướng dẫn tự theo dõi tại nhà sau tiêm vaccine phòng COVID-19
11:04' - 27/07/2021
Sau khi tiêm phòng vaccine phòng COVID-19, người được tiêm cần chú ý và theo dõi sức khỏe của bản thân như thế nào sau khi tiêm?.
-
Đời sống
Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà cho người tiếp xúc gần (F1)
15:36' - 21/07/2021
Theo Công văn 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế, người ở cùng nhà với F1, người trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ F1 được cách ly cùng với F1 tại nhà.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Y tế hướng dẫn quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà
15:10' - 14/07/2021
Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thời gian cách ly y tế, thí điểm cách ly y tế tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần với ca bệnh (F1) và quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19 (F0).
-
Kinh tế tổng hợp
Hướng dẫn người dân đăng ký online tiêm phòng vaccine COVID-19
10:34' - 12/07/2021
Theo Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) Nguyễn Trường Nam, người dân từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký tiêm phòng vaccine COVID-19 cho cá nhân qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 19/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 không chuyên
18:04' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Quyết định số 1621/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026.
-
Đời sống
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc lập đỉnh mới
15:53' - 18/07/2025
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc tối 17/7 đạt 18.242 MW, vượt đỉnh đầu tháng 6, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt tiếp diễn trên diện rộng.
-
Đời sống
Giọt máu trao đi, tình người lan tỏa
12:44' - 18/07/2025
Những năm qua chương trình “Hành trình đỏ kết nối dòng máu Việt” tại An Giang đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên,... tích cực tham gia hưởng ứng với hơn 5.000 đơn vị máu được hiến mỗi năm.
-
Đời sống
Đắk Lắk: Cam kết bồi thường thiệt hại cho nhà dân bị nứt do thi công cao tốc
12:43' - 18/07/2025
Bắt đầu từ ngày 15/7 đơn vị bảo hiểm phối hợp với chính quyền địa phương, chủ đầu tư và đơn vị thi công kiểm tra, đánh giá thiệt hại từng căn nhà theo phản ánh của hộ dân.
-
Đời sống
Chhay-Dăm – Khi trống kể chuyện văn hóa Khmer
12:43' - 18/07/2025
Giữa không gian đa sắc màu văn hóa Nam Bộ, âm vang trống Chhay-Dăm vẫn rộn ràng như lời nhắc nhở về một giá trị văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn, lan tỏa và tôn vinh.
-
Đời sống
Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế
09:51' - 18/07/2025
Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.
-
Đời sống
Đột phá công nghệ AI thay thế chụp CT và X-quang giúp giảm 99% bức xạ
07:44' - 18/07/2025
HKUST vừa phát triển công nghệ AI có thể tạo mô hình 3D xương và nội tạng từ ảnh chụp X-quang nhưng giảm tới 99% lượng bức xạ mà bệnh nhân phải tiếp nhận.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/7
05:00' - 18/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 18/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.