Những điểm sáng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - Bài 4: Thu hút vốn FDI công nghệ cao
Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một thành phần quan trọng, góp phần đưa nền kinh tế thành phố phát triển hài hòa về chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời, thúc đẩy năng lực cạnh tranh, đưa thành phố giữ vững vai trò trung tâm tài chính, công nghiệp, dịch vụ, thương mại của cả nước và trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Tp. Hồ Chí Minh luôn chú trọng vào việc thu hút nguồn lực quan trọng này.
* Thu hút hơn 8 tỷ USD vốn FDI Theo UBND Tp.Hồ Chí Minh, trong năm 2019, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), bằng 101% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 1.200 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 1,85 tỷ USD (tăng 13% số dự án cấp mới và bằng 224% vốn đầu tư so với cùng kỳ). Ngoài ra, thành phố cũng có 300 lượt dự án được điều chỉnh với số vốn tăng thêm đạt 850 triệu USD. Cùng với đó, thành phố cũng chấp thuận cho 5.500 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 5,3 tỷ USD. Như vậy, tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn thành phố có hơn 9.440 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 52,88 tỷ USD. Về đóng góp của các doanh nghiệp FDI, Sở Công Thương Tp.Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 24,5 tỷ USD, tăng 25,4% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 66,4%. Chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI ước đạt 20,8 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 48,2%. Trong lĩnh vực công nghệ cao, thành phố chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu; triển khai công tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư; xúc tiến đầu tư gắn kết với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các doanh nghiệp ổn định, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao ước đạt 17 tỷ USD đạt 100 % so với kế hoạch đề ra. Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2019, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì 3 ngành chủ yếu mà doanh nghiệp góp vốn nhiều nhất là ngành nghề chế biến chế tạo chiếm 40% số vốn, hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 20%, hoạt động khoa học - công nghệ chiếm 14,53%. Việc dòng vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện nhà đầu tư đã tận dụng thế mạnh của thành phố là chi phí năng lượng thấp so các thành phố khác trong khu vực, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề, kỹ năng làm việc.Sự góp mặt của các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo đã tạo nhu cầu lớn về công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ và trình độ quản lý cao. Đồng thời, gắn kết việc phát triển hệ thống cảng và các khu công nghiệp, tạo đa dạng về sản phẩm công nghiệp.
Đầu tư FDI từng bước tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác; trong đó, có việc khơi dậy các nguồn đầu tư trong nước, tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, cải thiện năng lực sản xuất của ngành công nghiệp thành phố.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, thành phố sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư thêm vốn kinh doanh, lĩnh vực đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Đồng thời, thành phố rà soát quỹ đất để phục vụ cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh. Để thu hút nhà đầu tư, năm 2019, Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức có hiệu quả 203 chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước thông qua các sự kiện hội chợ - triển lãm thương mại và đầu tư, khảo sát thị trường; tổ chức các diễn đàn, hội thảo và kết nối doanh nghiệp (B2B).Thành phố đã đón tiếp và làm việc với 310 đoàn trong và ngoài nước đến tìm hiểu về mội trường đầu tư, kinh doanh và trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại và đầu tư.
* Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh đã và đang tập trung kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng đô thị thông minh cũng như tăng hàm lượng chất xám, thân thiện môi trường… Ngay trong những ngày cuối cùng của năm 2019, UBND Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 9 doanh nghiệp FDI và trong nước đầu tư vào Khu Công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh với tổng số vốn đầu từ gần 778 triệu USD. Tại đây, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh bày tỏ tin tưởng, dự án đầu tư của Công ty Techtronic Industries (TTI) với vốn đầu tư 650 triệu USD, xây dựng nhà máy sản xuất và thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất thiết bị điện cầm tay không dây thông minh, phát triển sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam và hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm xuất khẩu. Định hướng về thu hút nguồn vốn FDI, UBND Tp.Hồ Chí Minh xác định, Thành phố ưu tiên thu hút đầu tư của các doanh nghiệp có năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực quản trị tiên tiến; khuyến khích đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh tạo động lực trực tiếp cho tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế như công nghệ cao, lĩnh vực thâm dụng khoa học công nghệ.Thành phố thu hút có chọn lọc các tập đoàn, công ty có quy mô lớn, có trình độ khoa học công nghệ cao vào đầu tư. Qua đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia cung ứng cho các doanh nghiệp này.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND Tp.Hồ Chí Minh, cho biết, Trong thời gian tới, Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tự nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động để tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài và giúp phát triển các ngành quan trọng của thành phố.Đồng thời, tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền Thành phố, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức các chuỗi hội nghị xúc tiến đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong năm 2020, UBND Tp.Hồ Chí Minh cũng xác định, một trong những nhiệm vụ quan trọng là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố; phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái.Thành phố cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư thuộc thẩm quyền thành phố.
Chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Tp.Hồ Chí Minh trong nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc thời gian qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn là “lá phiếu” ủng hộ của doanh nghiệp với chính quyền thành phố trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, cùng doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển chung của thành phố. Vì thế, để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Tp. Hồ Chí Minh đang ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và toàn bộ nền kinh tế./.Xem tiếp: Những điểm sáng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - Bài cuối: Hiệu quả thu ngân sáchTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân Tp Hồ Chí Minh sẽ có hồ sơ sức khỏe điện tử vào năm 2025
11:16' - 26/12/2019
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019 - 2025 nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
-
Thị trường
TP Hồ Chí Minh cần khoảng 323.000 chỗ làm việc trong năm 2020
07:02' - 23/12/2019
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp HCM (Fami) dự báo nhu cầu nhân lực Thành phố năm 2020 cần khoảng 323.000 chỗ làm việc, trong đó có 135.000 chỗ làm việc mới.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh sẽ xem xét xây dựng 4 nhóm chương trình phát triển
07:05' - 02/12/2019
Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Hồ Chí Minh ước đạt hơn 1,347 triệu tỷ đồng, tăng 8,32%. Năm 2020, thành phố sẽ xem xét, xây dựng 4 nhóm chương trình phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58'
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57'
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27'
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.