Những khó khăn khi lựa chọn chính sách đối phó với COVID-19
Tuần báo The Arab Weekly mới đây đăng bài phân tích nhận định sự cần thiết của việc cân bằng các yêu cầu sức khỏe cộng đồng và áp lực duy trì nền kinh tế đang thúc đẩy nhiều quốc gia phải cân nhắc việc từng bước nới lỏng những biện pháp phong tỏa trong khi cố gắng ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Các biện pháp hạn chế mặc dù đã phát huy hiệu quả nhất định trong việc làm chậm sự lây lan của virus SARS-CoV-2, song cũng đang kìm hãm những ngành kinh tế quan trọng và làm gián đoạn các hoạt động sinh kế của nhiều người dân.
Vì vậy, tính toán dỡ bỏ một vài hạn chế và cho phép nối lại các hoạt động xã hội trong giới hạn hiện là một ưu tiên nghị sự của nhiều chính phủ trên toàn cầu, trong đó có Mỹ và các quốc gia châu Âu. Ý tưởng chính là đảm bảo sự quay trở lại bình thường của nền kinh tế trong phạm vi rủi ro được các cơ quan y tế công chấp nhận. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo việc mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế sẽ không đẩy tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát.Do đó, một số chính phủ đang tìm kiếm các biện pháp phòng vệ tối đa, tích cực tầm soát các mầm bệnh còn lại thông qua hình thức đẩy nhanh xét nghiệm sàng lọc. Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, mở cửa trở lại nền kinh tế cần được cân nhắc và tính toán cẩn trọng. Tại khu vực này, số ca tử vong do COVID-19 cho đến nay chưa ghi nhận nhiều như các quốc gia phát triển khác như Italy, Tây Ban Nha và Mỹ.Điều này dường như đang khiến các nước này cân nhắc tiến tới giảm bớt các biện pháp hạn chế trong khu vực. Các chính phủ phải chịu áp lực giảm bớt những hạn chế đã có tác động không nhỏ đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trong khi nguy cơ cơ sở hạ tầng y tế công cộng khó có thể đối phó với tỷ lệ lây nhiễm trong trường hợp gia tăng đột biến. Lựa chọn giải pháp nào hiện vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Hai nhà phân tích Ahmed Mushfiq Mobarak và Zachary Barnett-Howell từng tranh luận trên tạp chí Foreign Policy rằng có lý do để suy tính lại về những biện pháp hạn chế, đồng thời phong tỏa có thể không phải là giải pháp hành động tốt nhất ở tất cả các quốc gia.Dù đưa ra lập trường bảo vệ các biện pháp như vậy tại nhiều nước phát triển, hai chuyên gia này cảm thấy e ngại hơn trong việc thực thi rộng rãi và không hạn chế ở các nước đang phát triển.
Họ cho rằng hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp đều có dân số trẻ hơn các quốc gia có giàu có song có tỷ lệ sinh thấp, nên hai nhóm nước này không chia sẻ rủi ro và lợi ích tương đồng từ các chiến lược được thực thi cho đến nay kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu.
Nói một cách khác, áp đặt phong tỏa ở các nước nghèo - nơi các gia đình thường phải phụ thuộc vào lao động trụ cột để kiếm sống - có thể dẫn đến sự gia tăng các ca tử vong vì thiếu ăn hoặc các bệnh có thể phòng tránh được khác, chứ không phải vì bệnh COVID-19. Trong khi đó, mối quan tâm cũng tồn tại rất khác nhau giữa những tầng lớp người nghèo nhất. Theo một số nghiên cứu, chính nguy cơ mất an ninh lương thực và thất nghiệp - không phải là sức khỏe và an toàn - mới đang là quan tâm hàng đầu của người nghèo ở các vùng nông thôn. Trong khi đó, các chuyên gia khác lo ngại rằng hầu hết khu vực Trung Đông-Bắc Phi và các quốc gia có thu nhập từ mức thấp đến trung bình khác có thể phải đối mặt với viễn cảnh thiếu lương thực và không đủ nguồn cung cấp y tế trong trung hạn.Trong bối cảnh dịch bệnh, phản ứng đầu tiên của nhiều nước là đóng cửa biên giới và ngăn chặn xuất khẩu cho đến khi họ đảm bảo nhu cầu trong nước trước. Một số trường hợp cá biệt khác như Thổ Nhĩ Kỳ thì sử dụng nguồn lực thặng dư của mình để tăng cường “quyền lực mềm”. Giám đốc Đối tác và Chính sách Phát triển thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) bà Elka Pangestu cảnh báo, nếu cuộc khủng hoảng COVID-19 tiếp diễn, nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung cấp thực phẩm. Các nước nghèo nhất, phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu thực phẩm, sẽ chịu tổn thương nhiều nhất.Ước tính, các nước đang phát triển trung bình phụ thuộc khoảng 80% vào nguồn thực phẩm nhập khẩu, trong khi đối với các quốc gia dễ bị tổn thương hoặc chìm trong xung đột, tỷ lệ này lên tới hơn 90%. Điều này khiến họ càng dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi chính sách của các quốc gia xuất khẩu.
Tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo đang đến gần. Nhiều nước Hồi giáo yêu cầu người dân thực thi các hoạt động giãn cách xã hội với mục tiêu đảm bảo an toàn là trên hết, thay vì thường xuyên lui tới các địa điểm tôn giáo và chia sẻ cộng đồng như trước đây.Đó là một yêu cầu cần thiết, song không dễ dàng thực hiện đối với cộng đồng người Hồi giáo. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách ở những nước này sẽ phải cân nhắc rất kỹ để đưa ra các quyết định cân bằng, ít tổn hại nhất và hạn chế được tối đa những rủi ro./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Nga ghi nhận số ca mắc COVID-19 vượt ngưỡng 60.000 người
18:50' - 23/04/2020
Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của LB Nga cho biết tính đến trưa 23/4, nước này đã ghi nhận thêm 4.774 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 62.773 người.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: ASEAN hợp tác với Hoa Kỳ ứng phó dịch COVID-19
17:42' - 23/04/2020
Ngày 23/4, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đã dự Hội nghị trực tuyến Đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ về COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan sắp thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 trên người
13:11' - 23/04/2020
Dự kiến hơn 10.000 người Thái Lan sẽ tham gia thử nghiệm này và DDC sẽ cân nhắc các ứng cử viên phù hợp để làm việc cùng.
-
Kinh tế Thế giới
WFP: Tình trạng mất an ninh lương thực có thể trầm trọng thêm do dịch COVID-19
10:36' - 23/04/2020
Nhà kinh tế cấp cao của WFP, Arif Husain, cho rằng dịch COVID-19 sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn đối với hàng triệu người dân vốn đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án phát điện quang nhiệt kiểu tháp quy mô lớn nhất Trung Quốc hòa lưới
14:22' - 01/12/2024
Dự án phát điện quang nhiệt tháp quy mô lớn nhất của Trung Quốc tại thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát điện toàn bộ công suất và chính thức hòa lưới điện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố chọn Giám đốc FBI
11:10' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cho biết ông muốn chọn cựu quan chức An ninh Quốc gia Kash Patel làm Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao một số doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga?
10:22' - 01/12/2024
Một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga do sự mất giá mạnh của đồng ruble Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sự kiện quốc tế tuần từ ngày 2-8/12
08:55' - 01/12/2024
Trong tuần tới từ ngày 2-8/12, có nhiều sự kiện quốc tế đáng chú ý sẽ diễn ra như: Hội nghị bộ trưởng OPEC+, Fed công bố Sách Beige về tình trạng kinh tế Mỹ, Hội nghị quốc tế về năng lượng và AI...
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:37' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ ký sắc lệnh áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada, Trung Quốc; đàm phán thuế của EU với xe điện Trung Quốc tiến triển hạn chế...là các sự kiện nổi bật tuần qua.