Những lý do khiến châu Phi tụt lại trong cuộc đua mua vaccine COVID-19
Châu Phi vẫn đang chậm chân hơn cả trong triển khai các chương trình tiêm chủng phòng đại dịch COVID-19 dù cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX, hay Nga và Trung Quốc đều đã cam kết cung cấp vaccine phòng bệnh cho châu lục này.
Trong bối cảnh các quốc gia giàu có đều đã nhanh chân đặt trước những liều vaccine của các hãng Pfizer, AstraZeneca, Moderna và Johnson & Johnson và triển khai các chương trình tiêm chủng đến các giai đoạn khác nhau thì nhiều nước tại châu Phi, do không đủ nguồn lực tài chính, vẫn đang chật vật tìm kiếm nguồn cung vaccine.
Trên thực tế, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu bàn giao những lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên cho các quốc gia châu Phi.
Tuy nhiên, tới nay số lượng vaccine bàn giao vẫn nhỏ giọt trong khi việc đặt mua vaccine theo các hợp đồng thương mại lại không phải là ưu tiên của các chính phủ do giá thành cao.
Vì vậy, những nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng tại châu Phi hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.
Về mặt khách quan, Nga cam kết dành cho châu Phi 300 triệu liều vaccine COVID-19 kèm theo gói hỗ trợ tài chính cho một cơ chế mua vaccine của Liên minh châu Phi (AU).
Tuy nhiên, việc bàn giao vaccine theo chương trình này sẽ chỉ được thực hiện sớm nhất là từ tháng 5 tới. Tới nay, Nga cũng mới chỉ bàn giao tổng cộng 100.000 liều vaccine cho Algeria, Tunisia và Guinea.
Về phần mình, Trung Quốc cũng cam kết tài trợ miễn phí khoảng 1/4 trong tổng số lượng liều vaccine mà quốc gia này dành cho châu Phi.
Tuy nhiên, theo hãng tư vấn y tế Bridge Consulting, có trụ sở tại Bắc Kinh, đến nay, châu Phi mới nhận khoảng 3,15 triệu liều vaccine từ Trung Quốc, tức là chưa bằng 4% tổng lượng liều vaccine được xuất đi từ nước này.
Cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX do Liên hợp quốc điều phối đặt mục tiêu bàn giao 35 triệu liều cho châu Phi vào cuối tháng 3 này và đến cuối năm 2021 sẽ bàn giao tổng cộng 720 triệu liều.
Tuy nhiên, số lượng trên mới chỉ đủ để tiêm cho nhóm những người có nguy cơ cao nhất tại châu lục này.
Về mặt chủ quan, các vaccine phòng COVID-19 của Nga và Trung Quốc đều chưa chính thức được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp khiến không ít quốc gia châu Phi dè dặt cân nhắc đặt mua.
Theo Giám đốc Trung tâm Vaccine và Miễn dịch Đông Phi Ombeva Malande, Senegal và Kenya đang cân nhắc mua vaccine của Trung Quốc nhưng vẫn đặt trọng tâm vào những loại vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX. Uganda cũng sẽ chỉ xem xét sử dụng những vaccine được WHO cấp phép.
Bên cạnh đó, trong khi cơ chế COVAX ưu tiên cung cấp vaccine miễn phí cho các nước châu Phi thì một số nước tại châu lục muốn đặt mua vaccine sớm phải chấp nhận mức giá khá cao.
Cụ thể, Senegal phải trả 20 USD cho 1 liều vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) trong hợp đồng đặt mua 200.000 liều vaccine từ nhà cung cấp Trung Quốc.
Đây là mức giá cao nếu so với vaccine của hãng AstraZeneca do Viện Serum Ấn Độ sản xuất có mức giá 3 USD/liều. Vaccine Sputnik V của Nga cũng có giá bán thương mại là 10 USD/liều.
Hiện Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), cơ quan tham gia phát triển vaccine Sputnik V, đang đàm phán để tham gia cơ chế COVAX, hứa hẹn giá vaccine sẽ tiếp tục giảm.
Theo chuyên gia W. Gyude Moore, từ Trung tâm phát triển toàn cầu, có trụ sở tại Washington, chỉ riêng những nỗ lực của COVAX sẽ không đủ để đảm bảo các chương trình tiêm chủng mở rộng có thể thực hiện tại tất cả các nước châu Phi.
Các quốc gia trong châu lục cũng sẽ phải cùng tham gia nhưng vấn đề giá đặt mua vaccine lại là một trở ngại lớn.
Ngay cả khi có thể đặt mua thì các nước châu Phi cũng chưa chắc sẽ nhận được vaccine từ Nga và Trung Quốc trong thời gian sớm.
Cả Trung Quốc và Nga đều sẽ phải tăng tốc sản xuất vaccine nếu muốn xuất khẩu ra nước ngoài trong bối cảnh nhu cầu vaccine trong nước tại 2 quốc gia này có dân số cao tốp đầu thế giới được cho là sẽ rất lớn./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
AstraZeneca giảm số lượng vaccine ngừa COVID-19 giao cho EU
11:12' - 12/03/2021
AstraZeneca sẽ giảm số lượng vaccine ngừa COVID-19 giao cho Liên minh châu Âu (EU) trong quý I/2021 còn 30 triệu liều.
-
Kinh tế & Xã hội
Ba nước vùng Baltic kêu gọi EU phân phối vaccine dựa trên nhu cầu
05:30' - 11/03/2021
Bộ trưởng Y tế các nước Estonia, Latvia và Lítva kêu gọi áp dụng một "cơ chế tạm thời phân phối lại vaccine có tính đến tình hình vụ thể và việc sử dụng vaccine trên thực tế".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
EU xúc tiến mua vaccine và thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ
11:13'
Liên minh châu Âu (EU) đang xúc tiến kế hoạch mua vaccine và thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ và chi tiết kế hoạch này sẽ được thống nhất trong "những ngày tới".
-
Kinh tế & Xã hội
Canada cần có cách tiếp cận chiến lược hơn để đạt phát thải ròng bằng 0
10:49'
Canada cần một chiến lược chuyển đổi công nghiệp hướng tới nền kinh tế phát thải ròng bằng 0, gắn kết quy hoạch điện sạch và đa dạng hóa nền kinh tế xanh.
-
Kinh tế & Xã hội
Danh mục ao hồ, đầm phá không được san lấp tại Thừa Thiên – Huế
10:42'
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Quyết định số 1202/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh Hóa từ chối nhận chìm 6,9 triệu m3 bùn xuống biển
10:09'
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa thông tin về phương án nhận chìm 6,9 triệu m3 bùn trong quá trình nạo vét luồng cảng từ dự án nạo vét, duy tu công trình cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Đầu tư 130 tỷ đồng nạo vét lòng hồ Đankia
09:52'
Ngày 27/5, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phê duyệt dự án đầu tư nạo vét phía thượng nguồn lòng hồ Đankia (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) với kinh phí 130 tỷ đồng, trích từ ngân sách tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Điện Biên: Di dời khẩn cấp 26 hộ dân tại vùng sạt lở nguy hiểm
09:33'
Tại bản Huổi Đắp xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên xuất hiện tình trạng sạt lở, sụt lún sâu, nguy cơ sạt lở cả quả đồi gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của nhiều hộ dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản nới lỏng cảnh báo đi lại đối với 36 quốc gia và vùng lãnh thổ
07:36'
Ngày 26/5, Nhật Bản đã nới lỏng cảnh báo đi lại liên quan tới đại dịch COVID-19 đối với 36 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nổ tại nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học ở Tây Ban Nha
20:59' - 26/05/2022
Ít nhất 2 người đã thiệt mạng trong vụ nổ tại một nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học ở La Rioja, vùng Đông Bắc Tây Ban Nha. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ việc.
-
Kinh tế & Xã hội
Các doanh nghiệp đang sử dụng hơn 28 ha đất ở bãi Sau, Vũng Tàu phải trả lại mặt bằng
20:53' - 26/05/2022
Các doanh nghiệp đang sử dụng hơn 28 ha đất mặt tiền đường Thùy Vân thuộc khu vực bãi Sau (thành phố Vũng Tàu) phải hoàn trả mặt bằng trước ngày 31/5, nếu không sẽ tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ.