Những người nghiền cà phê sẽ phải trả thêm tiền cho mỗi ly Espresso
Theo nhật báo Les Echos số ra này 6/2, giá cà phê Robusta (cà phê vối) và Arabica (cà phê chè) trên thị trường thế giới đã tăng lần lượt 70% và 90% trong vòng một năm qua. Mất mùa cà phê ở Brazil trong năm 2021 cùng những khó khăn về vận tải và logistics đã khiến giá cà phê tăng mạnh.
Điều này đồng nghĩa với việc những người nghiền cà phê sẽ phải trả thêm 2 xu cho mỗi ly Espresso của họ.
Trên thị trường giao chậm, giá cà phê Arabica hiện đã tăng 90% trong hơn một năm với mức bán dao động trong khoảng 2,35 USD/lb (1 lb = 0,454 kg), cao ngang mức giá thời kỳ năm 2011. Bên cạnh đó, Robusta, một loại cà phê ít cao cấp hơn nhưng lại được sử dụng rộng rãi cho cà phê Espresso, cũng đã tăng 70%, lên 2.192 USD/tấn.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá này, Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank cho rằng: “Tình trạng mất mùa ở Brazil vào năm 2021 đã làm giảm đáng kể nguồn cung cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới và khiến thị trường rơi vào cảnh hỗn loạn”.Điều kiện thời tiết đặc biệt khắc nghiệt do hạn hán và sương giá đã khiến các đồn điền ở Brazil phải chịu thất thu nặng nề. Do đó, theo ước tính mới nhất từ Conab, Cơ quan chính phủ phụ trách dự báo nông nghiệp Brazil, nước này sẽ chỉ sản xuất được 47,7 triệu bao (1 bao tương đương với 60 kg), so với 63,1 triệu bao vào năm 2020.
Thông thường chu kỳ thu hoạch cà phê được tính hai năm một lần, một năm năng suất cao xem kẽ với một năm năng suất thấp. Do đó, năm 2021 được coi là năm năng suất thấp. Nhưng ngay cả so với năm 2019, cũng là năm năng suất thấp theo chu kỳ, thì sản lượng năm 2021 cũng đang giảm hơn. Trước đại dịch, Brazil đã thu hoạch 49,3 triệu bao cà phê. Vụ thu hoạch tiếp theo (năm 2022), được coi là năm năng suất cao theo chu kỳ, cũng có thể gây thất vọng với sản lượng ước tính chỉ là 49 triệu bao, theo Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Brazil, do hạn hán và sương giá sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các đồn điền cà phê. Tuy nhiên, theo Florent Gout, Giám đốc mua hàng của nhóm MySpresso, không nên phóng đại nỗi lo sợ về sự khan hiếm hàng vì “khả năng dư thừa tuy không cao, nhưng cũng vẫn có đủ".Nói cách khác, sẽ vẫn có cà phê cho tất cả mọi người. Ông cho rằng cà phê Arabica chắc chắn đã bị ảnh hưởng, nhưng việc sản xuất cà phê Robusta hứa hẹn đủ để đáp ứng cho những người yêu thích cà phê Espresso nhờ nguồn cung rất dồi dào từ Việt Nam, quốc gia xuất khẩu chính của giống cà phê này.
Gia tăng chi phí vận tải hàng hóa Cũng theo Florent Gout, sự tăng giá trên thị trường cũng liên quan đến chu kỳ cà phê 10 năm. Cứ khoảng 10 năm một lần, thị trường lại trải qua một cú sốc về giá.Sự bùng phát về giá cả sau đó sẽ khuyến khích nông dân mở rộng việc trồng cây cà phê, dẫn đến sản lượng tăng, và hệ quả sau đó là giá giảm chậm. Nhưng lần này tình hình sẽ phức tạp hơn vì theo giải thích của ông, “việc tăng giá đi kèm với tăng chi phí vận tải hàng hóa".
Cũng như nhiều ngành hàng khác, ngành cà phê không tránh khỏi khủng hoảng vận tải toàn cầu do đại dịch COVID-19. Thời gian giao hàng chậm, tắc nghẽn bến cảng, thiếu container… Tất cả những vấn đề này khiến việc vận chuyển hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn trước rất nhiều.Theo Florent Gout, hiện nay, để chuyên chở một thùng cà phê từ châu Á đến châu Âu, doanh nghiệp sẽ phải trả từ 7.000 USD đến 8.000 USD so với chỉ 1.500 USD trước khi có khủng hoảng đại dịch COVID-19.
Như vậy liệu hóa đơn cà phê tại quầy sẽ tăng? Điều này phụ thuộc vào các quyết định của ngành và loại cà phê được tiêu thụ. Nhưng việc tăng giá là điều không tránh khỏi. Theo tính toán của Florent Gout, do có sự gia tăng cả về giá cả nguyên liệu và phương tiện giao thông, một ly cà phê Espresso bán tại quầy sẽ có thể tăng ở mức 1 xu hoặc thậm chí 2 xu. Việc chuyển lạm phát cho người tiêu dùng không phải là điều cấm kỵ, nhưng nó cho thấy sự mất cân bằng đang ngày càng trầm trọng trong ngành hàng này.Trên thị trường 250 tỷ USD mỗi năm, những người trồng cà phê chỉ thu được được 25 tỷ USD, tương đương 10%. Và nếu giá cà phê ở quầy có tăng thì người trồng cà phê cũng chẳng thu được nhiều hơn./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Điểm lại thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu
19:39' - 05/02/2022
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm tuần thứ 2 liên tiếp do người mua chọn gạo chào giá rẻ từ nơi khác, trong khi hoạt động tại các trung tâm nông sản khác ở châu Á vẫn trầm lắng bởi kỳ nghỉ lễ Tết.
-
Thị trường
Brazil kỳ vọng về vụ mùa cà phê bội thu trong năm 2022
10:44' - 20/01/2022
Các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê tại quốc gia Nam Mỹ này dự kiến sản lượng năm 2022 sẽ tăng 16,8% so với năm ngoái lên 55,7 triệu bao (loại 60kg).
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu dưới 400 USD/tấn
14:20'
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục trầm lắng, giá xuất khẩu vẫn dưới 400 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Hà Nội: Bắt giữ 1,4 tấn chân gà thành phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
14:17'
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 50 bao tải màu trắng, bên trong chứa chân gà đã thành phẩm (loại chiên, rán), với tổng khối lượng 1,4 tấn.
-
Hàng hoá
Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước
11:09'
Ngành nông nghiệp được tỉnh Bình Phước xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm
18:26' - 24/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng
13:33' - 24/05/2025
Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35' - 23/05/2025
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11' - 23/05/2025
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54' - 23/05/2025
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25' - 23/05/2025
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.