Những phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt
Trải qua bao biến động của lịch sử, những phong tục được truyền từ ngàn đời xưa vẫn được người Việt trân trọng, giữ gìn và phát triển, như một mạch nguồn chảy mãi của văn hóa dân tộc.
Tục tiễn ông Công ông Táo
"Bếp có ấm, nhà mới an và giàu sang sẽ đến". Cái bếp trong văn hóa người Việt vô cùng quan trọng, được coi là nơi giữ sự ấm áp trong nhà, gắn kết tất cả thành viên trong gia đình, khơi dậy sinh khí từ những ngày đầu năm. Bếp thiêng liêng nên từ xa xưa đã có “Thần” cai quản bếp, mà người Việt vẫn gọi các ngài là ông Công, ông Táo. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Theo tục, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các vị Táo Quân sẽ lên chầu Trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công-tội, thưởng-phạt phân minh.
Và với mong muốn Thần Bếp sẽ phù hộ cho gia đình được nhiều may mắn, nên hàng năm, ngày 23 tháng Chạp, người ta thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời một cách long trọng.
Ngoài những điểm tương đồng này, thì tuỳ theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.
Bàn thờ gia tiên - Nơi an dưỡng tâm linh người Việt
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Đây là việc làm giúp người còn sống bày tỏ tấm lòng hiếu đạo, nghĩa tình với người đã khuất. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Người Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà, tổ tiên, với nguồn gốc của mình.
Thế nên, người Việt dù có đi đâu làm gì thì ngày Tết cũng quay về quê cha đất tổ, thắp nén hương lên bàn thờ tiên tổ. Cũng vì thế, bàn thờ ngày Tết trở thành trung tâm của ngôi nhà, trở thành góc xuân rực rỡ và thiêng liêng hơn cả.
Không phải đợi lúc năm hết Tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng (ngày mùng 1 và ngày Rằm âm lịch), người Việt mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Song phải vào những ngày cận Tết, mới thấy hết được không khí rộn ràng, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ, từ việc đánh sáng lại bộ lư đồng, lau chùi khung ảnh, bỏ bớt chân hương (nhang)… Tất cả đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.
Những gia đình nông thôn thường dọn ban thờ sớm hơn người thành thị. Trước Rằm tháng Chạp (ngày 15/12 âm lịch) nhà nhà đã bắt đầu quét dọn gian thờ, đánh bóng các đồ thờ tự… và bày biện để chuẩn bị rước ông Táo (Thần Bếp) lên chầu trời.
Đối với người thành thị, ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng “ông Công, ông Táo”, công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ mới được thực hiện. Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 Tết, ban thờ đã sạch sẽ, đẹp đẽ để đón các vị thần linh trở về.
Mâm ngũ quả ngày Tết
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Người Việt dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên mà chúng ta có được những đặc sản về hoa quả vô cùng phong phú và đa dạng. Người dân Việt Nam bao đời nay vẫn lưu giữ truyền thống chọn năm loại quả tinh túy, gần gũi nhất với cuộc sống thường nhật để xếp thành mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ gia tiên trong những ngày lễ nói chung và dịp Tết nói riêng. Dù mỗi vùng miền có những loại quả khác nhau nhưng triết lý chung thì luôn đồng nhất.
Theo quan niệm của người Bắc Bộ, mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau, tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: "Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên". Bởi vậy 5 trái quả đó với ông cha ta xưa kia chính là 5 điều tốt đẹp mà mọi người đều mong đợi trong năm mới đó là Phú-Quý-Thọ-Khang-Ninh.
Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên. 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Ngoài ra, người miền Nam còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Tục xông đất
Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt đầu, mới mẻ tinh khôi. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, “xông đất” đầu năm, còn gọi là “xông nhà” hay “đạp đất”, được các gia đình rất coi trọng.
Người Việt quan niệm nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà được lựa chọn cẩn thận. Theo đó, người xông nhà thường là người có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”. Đó cũng phải là người vui vẻ, xởi lởi, hạnh phúc thì gia chủ sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới…
Người đi xông đất thường ăn mặc đẹp, mang theo một chút quà Tết cùng phong bao lì xì kèm những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ. Việc đón tiếp người xông đất cũng được chuẩn bị chu đáo. Thông thường, gia chủ sẽ chúc lại vị khách xông nhà, chuẩn bị đồ ăn thức uống để đón tiếp trong không khí đầm ấm, tràn đầy hy vọng. Người đi xông đất có niềm vui đã làm được việc phúc, chủ nhà thì mãn nguyện với niềm tin gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm.
Tục mừng tuổi (lì xì)
Tương truyền cứ đến đêm giao thừa, tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ, ma quỷ lại có cơ hội tự do. Có loài yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình và dễ bị bệnh. Một lần, có vài vị tiên đi qua thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên đứa trẻ. Khi yêu quái đến, những đồng tiền lóe sáng và chúng sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này cứ thế lan truyền, để rồi cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con để xua đuổi tà ma, cầu bình an cho đứa trẻ.
Ở Việt Nam, mừng tuổi đã trở thành thông lệ mỗi dịp đầu năm mới. Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc Tết, chúc thọ và tặng quà hoặc tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền, như nhận tình yêu thương và lời chúc may mắn, hạnh phúc trong ngày đầu năm mới. Tương tự như vậy, khi khách đến thăm nhà vào những ngày Tết cũng không quên mừng tuổi cho con cháu của gia chủ. Tiền mừng tuổi không quan trọng số tiền nhiều hay ít, thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn, thể hiện sự gắn kết mọi người với nhau và lời chúc năm mới may mắn, đủ đầy.
Xin chữ đầu Xuân
Ngoài phong tục khai bút đầu năm, người Việt còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là tục xin chữ đầu năm.
Với quan niệm "biết chữ" là chạm vào cánh cửa của tương lai, nên phong tục xin chữ và cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng con chữ đẹp, nên ngày Xuân xin chữ về, như xin một thứ phúc lộc, bình an, may mắn và giỏi giang. Về sau, phong tục tốt đẹp này ngày càng được phổ biến.
Phong tục mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước. Từ Bắc vào Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn… ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ. Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Quốc ngữ, với lợi thế thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học lại có dịp được thả hồn theo nét bút, tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin chữ.
Việc xin chữ đầu năm ngày một thịnh hành, trở thành phong tục đẹp của người Việt mỗi độ Tết đến Xuân về.
Tin liên quan
-
Đời sống
Chùa Tam Chúc: Điểm đến mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
16:19' - 21/01/2025
Khu du lịch Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, cách TP Phủ Lý khoảng 12 km, trên quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Hà Nội.
-
Đời sống
Tết Ất Tỵ 2025: Tuổi nào xông đất tốt?
09:36' - 15/01/2025
Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng 1 Tết sẽ ảnh hưởng đến vận khí và sự may mắn của gia chủ trong cả năm.
-
Đời sống
Khám phá Tết cổ truyền Việt Nam: Những điều chưa biết về văn hóa người Việt
10:21' - 11/01/2025
Tết là dịp các gia đình cùng nhau quây quần ôn lại những câu chuyện của năm cũ và mong ước, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thí điểm Viện Kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự
15:20'
Quốc hội thảo luận việc thí điểm trao quyền khởi kiện dân sự cho Viện Kiểm sát nhằm bảo vệ nhóm yếu thế, lợi ích công trong bối cảnh nhiều vụ việc chưa rõ ai có quyền khởi kiện.
-
Kinh tế & Xã hội
Xem trực tiếp PSG vs Inter Milan: Cuộc chiến ngôi vương châu Âu
14:22'
Trận chung kết Champions League 2024/25 giữa PSG và Inter Milan sẽ diễn ra lúc 02h00 sáng 1/6 (giờ Việt Nam), tại sân Allianz Arena, thành phố Munich, Đức.
-
Kinh tế & Xã hội
Bưu điện Việt Nam cảnh báo khẩn về việc lừa đảo kích hoạt “thẻ hội viên”
13:19'
Bưu điện Việt Nam vừa có cảnh báo khẩn về việc các đối tượng lừa đảo giả danh Bưu điện Việt Nam gửi tin nhắn đến người tiêu dùng thông báo kích hoạt thẻ hội viên để chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Bố trí tái định cư cho 64 hộ dân di dời giải phóng mặt bằng mở rộng cảng Quy Nhơn
13:18'
Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng, do Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn chi trả và không được khấu trừ vào tiền thuê đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Đảm bảo coi thi chặt chẽ, nghiêm túc
09:41'
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2025-2026 của Hà Nội sẽ diễn ra ngày 7-8/6. Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội chỉ đạo triển khai chặt chẽ, nghiêm túc.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi tố 3 người vì chôn 162 tấn rác trong dự án xử lý rác tại Đà Nẵng
09:14'
Ba bị can bị khởi tố vụ án hình sự vì chôn lấp trái phép 162 tấn rác trong dự án xử lý rác tại Khánh Sơn, Đà Nẵng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Trump khuyến cáo Đại học Havard giới hạn tỷ lệ sinh viên nước ngoài nhập học
08:08'
Tổng thống Trump cho rằng có nhiều người muốn theo học tại Havard và các trường đại học khác, nhưng họ không thể vào, vì ở đó có sinh viên nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 29/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/5, sáng mai 30/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc dừng cấp thị thực du học mới
21:46' - 28/05/2025
Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc đã tạm dừng lịch phỏng vấn xin thị thực du học mới trong khi Nhật Bản vào cuộc hỗ trợ du học sinh Harvard bị ảnh hưởng.