Những tác động tiêu cực của lạm phát thấp tại Eurozone
Kể từ năm 2013, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) luôn ở mức thấp gần 0%, trong khi mục tiêu là dưới 2%.
Lạm phát thấp như vậy có thể gây ra những tác động tiêu cực như cản trở việc xử lý các khoản nợ cũng như sự phục hồi khả năng cạnh tranh của các nước Nam Âu, làm giá cả và tiền lương có xu hướng đi xuống, cản đường tăng trưởng và có thể gây ra nhiều bất lợi khác.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong thời gian qua đã cho thấy quyết tâm thúc đẩy lạm phát lên mức mục tiêu và có thể cân nhắc các biện pháp mới để thực hiện điều này.
Giá tiêu dùng tại Eurozone giảm 0,1%/năm trong tháng Chín. ECB dự báo mức lạm phát tại khu vực này sẽ không thay đổi nhiều từ nay đến đầu 2016, tức vẫn quanh mức 0% như hiện nay.
ECB hy vọng lạm phát sẽ tăng dần lên đạt mục tiêu kể từ giữa 2016 cho đến hết 2017.
Trong khi người dân có thể nhận thấy tác động ngay lập tức của việc lạm phát quá cao, thông qua chi phí sinh hoạt thường ngày, nhưng không phải ai cũng nhận thấy được rõ ràng những tác động tiêu cực của lạm phát thấp.
Lạm phát gần bằng 0% có những tác động khó thấy hơn và thậm chí còn khiến một bộ phận dân chúng cảm thấy hài lòng khi giá cả không tăng trong thời gian dài.
Ngày 31/10, người đứng đầu ECB Mario Draghi nhấn mạnh rằng ECB quyết tâm đưa lạm phát trung hạn tăng lên xấp xỉ mục tiêu.
Ông cho biết ECB có thể xem xét các biện pháp kích thích bổ sung và sẵn sàng có những "biện pháp cần thiết" để đạt được mục tiêu lạm phát trung hạn và kích thích tăng trưởng.
Ông Draghi không đề cập đến các biện pháp cụ thể mà ECB có thể sẽ thực hiện, nhưng không loại trừ giải pháp nào nhằm đạt mục tiêu đề ra, kể cả việc mở rộng hoặc kéo dài gói nới lỏng định lượng (QE) hiện hành cũng như hạ lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tại ECB hiện đang rất thấp ở mức âm 0,3%.
Kể từ tháng 3/2015, để kích thích nền kinh tế, ECB đã tung ra gói QE, theo đó hàng tháng mua 60 tỷ euro chủ yếu là trái phiếu chính phủ các nước thuộc Eurozone và chương trình này dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 9/2016.
Sau cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 22/10, ông Mario Draghi đã cho biết ECB đang cân nhắc các biện pháp hỗ trợ mới trong cuộc họp vào tháng 12/2015.
Giới chuyên gia cho rằng cuộc họp này của ECB sẽ xem xét tất cả các lựa chọn, không chỉ là mở rộng hay kéo dài gói QE cũng như tiếp tục giảm lãi suất, để kích thích kinh tế.
Có thể ECB còn quyết liệt hơn bằng những biện pháp kích thích tổng cầu và đẩy giá lên cao từ đó thúc đẩy lạm phát tăng theo mong muốn.
Một trong những cách mà ECB có thể thực hiện là in thêm tiền và đổ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của công dân. Người dân có thể dùng một phần số tiền đó để chi tiêu, từ đó làm tăng tổng cầu, đặc biệt là của những người có thu nhập thấp hoặc ít có khả năng tiếp cận tín dụng.
Một cách khác là ECB có thể mua chứng khoán không kỳ hạn, đặc biệt là các trái phiếu do Ngân hàng Đầu tư châu Âu phát hành để tài trợ cho các dự án công thường khó tiếp cận thị trường tài chính như dự án xây dựng trường học.
Thậm chí, một số nhà kinh tế như Paul Krugman và Olivier Blanchard còn cho rằng ECB có thể đẩy lạm phát trên mức 2%, tránh 'bẫy giảm phát" trong tương lai.
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, một khi đã rơi vào bẫy của lạm phát thấp gần bằng 0 thì rất khó để thoát ra. Nhưng khó khăn không chỉ về kỹ thuật mà còn từ cả thái độ bảo thủ của các ngân hàng trung ương của Eurozone.
Để đi đến một giải pháp, các Thống đốc phải đồng lòng với ông Draghi trong quyết tâm thúc đẩy lạm phát.
Việt Sơn (TTXVN tại Paris)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.