Nông nghiệp – Điểm nóng trong đàm phán thương mại của các nước lớn (Phần 2)
Vị trí quan trọng của ngành nông nghiệp vẫn có thể thấy rõ qua các vòng đàm phán thương mại Mỹ-Nhật Bản. Trong những vòng đàm phán gần đây, Nhật Bản đã đồng ý mở cửa cho nông sản Mỹ bằng mức mà Tokyo đã đưa ra trong đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và với các đối tác EU.
Và mặc dù Tokyo kiên quyết không nhân nhượng các giải pháp liên quan đến tiền tệ nhưng lại có vẻ sẵn sàng nhượng bộ trong lĩnh vực nông nghiệp để bảo hộ ngành quan trọng hơn đối với mình, đó là sản xuất ô tô. Tất nhiên Nhật Bản cũng không trao thị trường nông nghiệp của mình cho Mỹ mà không đòi hỏi gì từ Mỹ bởi Nhật Bản cũng cương quyết yêu cầu Mỹ phải mở cửa thị trường ô tô. Tuy nhiên, dù Tokyo đã đề xuất các nhượng bộ trong nông nghiệp, chưa chắc Mỹ đã muốn mở cửa thị trường ô tô và vì vậy, tiến trình để đi đến được thỏa thuận thương mại lại thêm phần phức tạp.Trong khi sức ảnh hưởng của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản đã suy giảm rõ rệt như vậy, thì ở châu Âu tầm ảnh hưởng của ngành này vẫn còn khá lớn, nhất là ở Pháp, và vẫn là một rào cản đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại.Các thành phần đề cao chủ nghĩa dân tộc ở các nước sản xuất nông nghiệp lớn ở châu Âu vẫn kiên định đòi bảo hộ các công ty, các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng có sự chỉ dẫn xuất xứ địa lý của mình trước các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp khác nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp của mình. Ít nhất trong 10 năm nữa, việc bảo hộ này sẽ vẫn giúp ngành nông nghiệp châu Âu có được tầm ảnh hưởng nhất định và chưa bị tác động nhiều từ các xu hướng phát triển công nghệ và suy giảm dân số.Những bất đồng trong đàm phán thương mại nói chung và đàm phán thuế nói riêng không phải là những lý do duy nhất khiến các cuộc đàm phán rơi vào thế bế tắc. Giới quan sát chỉ ra rằng nguyên nhân chính là những hàng rào phi thuế quan, chẳng hạn như những quy định quá khác biệt giữa các nước về cây trồng biến đổi gen và các kỹ thuật mới trong tạo gen.
Trong khi Mỹ và EU nỗ lực tìm cách đưa ra các tiêu chí, quy chuẩn để hỗ trợ các cuộc đàm phán trong tương lại, thì Pháp lại kiên quyết phản đối đưa vấn đề nông nghiệp lên bàn đàm phán khiến Tổng thống Trump lại dọa rằng phía Mỹ sẽ áp thêm thuế nếu EU không nhất trí đưa nông nghiệp vào nội dung đàm phán. Như vậy nông nghiệp lại trở thành vướng mắc chính có thể khiến Mỹ và EU khó đạt được sự đồng thuận.
Tầm ảnh hưởng của ngành nông nghiệp cũng khá rõ rệt trong rất nhiều cuộc đàm phán thương mại khác. Một trong những động thái mới nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là ông Trump yêu cầu Bắc Kinh chuyển các loại thuế trả đũa đánh vào sản phẩm nông nghiệp Mỹ thành thuế đánh vào các mặt hàng khác.
Tổng thống Trump phải yêu cầu như vậy một phần bởi các bang sản xuất nông nghiệp trọng yếu đã ủng hộ ông hồi tranh cử năm 2016 hiện bị thiệt hại nặng nề do hậu quả của cuộc xung đột thương mại Mỹ- Trung.
Các loại thuế mà Trung Quốc áp dụng nhằm trả đũa Mỹ đã ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ và hạn chế họ tiếp cận với thị trường lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, các bang sản xuất nông nghiệp của Mỹ cũng bị ra rìa khi các đối thủ cạnh tranh của họ ở khắp nơi trên thế giới đang hưởng lợi từ những hiệp định thương mại mà các nước khác ký với nhau như CPTPP hay Hiệp định Kinh tế Thương mại Toàn diện giữa EU và Canada. Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra, đương nhiên ông Trump có lý do quá chính đáng để phải hành động ngay vì lợi ích của ngành nông nghiệp Mỹ.Nhưng dù Tổng thống Trump có thực sự định làm như vậy thì vẫn có khoảng cách giữa lời nói và việc làm. Ngành nông nghiệp Mỹ cũng chưa đủ sức nặng khiến chính quyền Washington phải thông qua các chính sách có lợi cho ngành nông nghiệp về lâu dài, chẳng hạn như cơ cấu lại hệ thống trợ giúp nông nghiệp, thay đổi hệ thống thị thực nhắm tới khuyến khích lao động ngoài nước đến Mỹ làm nông nghiệp và khuyến khích giới trẻ tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp. Và do cả những yếu tố bất lợi về môi trường, ngành nông nghiệp của Mỹ thậm chí cũng chưa chắc hưởng lợi được gì nhiều từ những cam kết của chính phủ hứa hẹn giúp họ thâm nhập thị trường Trung Quốc rộng lớn trong thời gian sắp tới. Cụ thể, mùa mưa lũ hiện nay trên toàn bộ vùng Midwest của Mỹ đã làm hỏng hết các kho trữ hạt và đậu tương, trong khi nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc cho gia súc ở Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm trong ba năm tới giữa lúc dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho tổng đàn gia súc ở nước này.Và cuối cùng là vấn đề tuổi tác. Những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều đang già đi nhanh chóng trong khi các nông trại ngày càng lớn mà chỉ có rất ít người cai quản và vận hành. Công nghệ mới, các công cụ tự động hóa, thiết bị nông nghiệp có độ chính xác cao và cả công nghệ sinh học đang làm thay đổi ngành nông nghiệp ở khắp nơi và đương nhiên cũng sẽ khiến vị trí của ngành này bị thay đổi trong các cuộc đàm phán chính trị./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia được gì trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Australia?
06:30' - 10/04/2019
Quan hệ thương mại giữa Indonesia và Australia được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ và nâng lên một tầm cao mới khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia (IA-CEPA) có hiệu lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt chuyên trang điện tử về Hiệp định CPTPP
11:03' - 08/03/2019
Các thông tin được cung cấp trên chuyên trang điện tử này bao gồm các thông tin tổng quan về CPTPP nhằm giới thiệu các thông tin chung về Hiệp định CPTPP để người đọc nắm được tổng quan về Hiệp định.
-
Ý kiến và Bình luận
Xuất khẩu 2019: Cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại
14:37' - 01/03/2019
Năm 2018, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy hải sản, lúa gạo, rau quả có mức tăng trưởng ấn tượng. Năm 2019, các mặt hàng này tiếp tục tăng trưởng cao vì thị trường thế giới vẫn có nhu cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định nghề cá Morocco - EU
14:37' - 13/02/2019
Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp định đối tác nghề cá và Nghị định thư giữa Morocco và Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.