Nông sản Việt bao giờ hết… phải “giải cứu”?
Trong những ngày gần đây, từ Quảng Bình, Quảng Nam… cho đến Phú Yên dội lên thông tin dưa hấu được mùa rớt giá, nông dân “khóc ròng” ở các ruộng dưa và những cuộc giải cứu tại những thành phố lớn đang tràn ngập trên mạng xã hội và các tờ báo.
Lâu nay, dưa hấu ở các tỉnh miền Trung chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, tuy nhiên khi nước này ngưng nhập khẩu thì tình trạng rớt giá thê thảm lại diễn ra trên diện rộng.
Ông Võ Quan Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cho biết, vào thời điểm này Trung Quốc cũng đang thu hoạch rộ dưa hấu nên việc hạn chế nhập khẩu là điều dễ hiểu. Nếu không nghiên cứu kĩ nhu cầu thị trường thì việc xuất khẩu sang thị trường này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và bị ép giá. Nhìn lại tình hình tiêu thụ nông sản trong những năm gần đây, không khó để thấy câu chuyện này không có gì mới so với kịch bản của một số mặt hàng nông sản hay ngay cả sản phẩm dưa hấu.Việc xuất khẩu trùng thời điểm thu hoạch rộ ở thị trường này cũng là nguyên nhân khiến nhiều diện tích trồng chuối ở khu vực Đông Nam Bộ phải chặt bỏ và xảy ra tình trạng giải cứu chuối vào đầu năm 2017.
Ngay sau đó, cuộc giải cứu thịt lợn lại xảy ra trên quy mô toàn quốc. Đến nỗi, Chính phủ phải vào cuộc và phải huy động cả lực lượng vũ trang tham gia vào cuộc giải cứu này. Chưa hết, đến đầu năm 2018, nhiều người dân ở khu vực lân cận Hà Nội phải nhổ bỏ su hào, củ cải trắng khi không có nơi tiêu thụ. Một số người trong ngành tiêu cũng đang lo ngại, sắp tới phải giải cứu hồ tiêu khi giá nông sản này ngày càng xuống thấp, cung vượt quá cầu, trong khi diện tích trồng hồ tiêu vượt quy hoạch vẫn còn khá lớn… Thậm chí, một số nông sản vừa trải qua đợt giải cứu, nhưng nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc lại tăng khiến giá tăng mạnh và người nông dân lại đổ xô vào nuôi, trồng. Có lẽ, chưa có có nền nông nghiệp ở nước nào lại suốt ngày quanh quẩn với chuyện “giải cứu” như ở Việt Nam. Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho rằng, nguyên nhân của tình trạng giải cứu nông sản hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất rồi mới đi tìm kiếm thị trường. Người nông dân mặc sức trồng, mặc sức nuôi theo phong trào nhưng không quan tâm sau này bán cho ai.Nhiều nông sản quy hoạch cho từng ngành nhưng vẫn xảy ra tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch. Người nông dân vẫn chủ yếu nhìn nhau để sản xuất chứ không theo tín hiệu của thị trường và đôi khi phớt lờ sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, cách đưa thông tin hiện nay của đa số các tờ báo đang khiến người nông dân không nhận thức được vấn đề nông sản phải giải cứu. Mặc dù vậy, cơ bản vẫn là do người dân đang thiếu những thông tin thị trường, hàng hoá một cách kịp thời. Theo Giáo sư Xuân, đại đa số nông dân hiện nay vẫn đang sản xuất theo phong trào, đám đông mà không quan tâm đến thị trường. Do vậy, khi xảy ra tình trạng nông sản tồn ứ, tiêu thụ khó khăn, báo chí tiếp cận với nông dân phải đề cập đến vấn đề trước khi sản xuất có hợp đồng tiêu thụ không, đầu ra ở đâu; đồng thời chỉ ra những trường hợp sản xuất có hợp đồng tiêu thụ đã mang lại thu nhập ổn định cho nông dân khác trước như thế nào... Có như vậy, người nông dân mới ý thức vấn đề tìm thị trường, đầu ra trước khi xuống giống, gieo sạ bất kỳ một loại nông sản nào. Trước tình hình này, nhiều năm nay, mỗi khi nông sản rơi vào tình trạng ứ đọng, khó tiêu thụ, nhiều chính sách hỗ trợ tiêu thụ đã được đưa ra. Những lời kêu gọi giải cứu nông sản, và cả hệ thống siêu thị lại vào cuộc… Tuy nhiên, sự hỗ trợ chủ yếu vẫn chỉ mang tính nhất thời, không giải quyết được căn cơ vấn đề. Một số giải pháp dài hơi hơn cũng được đưa ra. Nhưng đến nay, “ma trận” giải cứu nông sản vẫn chưa có lời giải thoả đáng. Dưới góc độ của một chuyên gia, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, vấn đề giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản cần sự vào cuộc của cơ quản quản lý Nhà nước. Cụ thể ở đây là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương phải cùng nhau ngồi lại để thông tin cho người dân, địa phương thấy nhu cầu thị trường cần bao nhiêu, thị trường nào cần sản phẩm gì… Từ đó, các địa phương mới đăng ký sản xuất cung cấp cho thị trường đó. Chẳng hạn, ở Quảng Nam chuyên trồng dưa hấu, thì ngành nông nghiệp tỉnh này sẽ căn cứ vào thông tin mà 2 bộ đưa ra về nhu cầu thị trường trong nước và nhập khẩu để đăng ký diện tích, sản lượng giao trồng phục vụ cho thị trường đó. “Nói điều này, nghe ra rất khó thực hiện. Tuy nhiên, 2 bộ phải đứng ra sắp xếp, nếu Nhà nước cứ làm “ngơ”, để mặc người dân nuôi, trồng tự phát như hiện nay thì tình trạng giải cứu nông sản sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới”, Giáo sư Xuân chia sẻ. Theo Giáo sư Xuân, Thương vụ Việt Nam tại các nước sẽ phải làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường của nước sở tại cho 2 bộ này để tổng hợp. Từ đó mới có thể phân tích nhu cầu thị trường cung cấp cho người dân và các địa phương. Đồng quan điểm này, ông Võ Quan Huy cũng cho rằng, một trong những điểm yếu hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn là thiếu thông tin về thị trường. Do vậy, để tiêu thụ nông sản ổn định, Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước phải hỗ trợ thông tin về nhu cầu, biến động thị trường của nước nhập khẩu kịp thời cho các doanh nghiệp, người sản xuất kịp thời ứng phó khi có thay đổi. Trong thời gian gần đây, phản ứng của cơ quan quản lý Nhà nước với tín hiệu thị trường đã phần nào được cải thiện hơn. Đơn cử như hồi tháng 3/2018, giá chuối cấy mô tăng nên một số hộ dân ở Đồng Nai rục rịch mở rộng diện tích trồng lại sau một năm rơi vào khủng hoảng.Ngay lúc đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đã kịp thời có những phân tích về nhu cầu nhập khẩu, mùa vụ của thị trường Trung Quốc và khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích.
Hay mới đây, khi giá thịt lợn rục rịch tăng cao, Cục Chăn nuôi đã lập tức vào cuộc, có khuyến cáo người dân không nên nuôi thêm do nguồn cung thịt trong nước vẫn khá dồi dào. Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai cũng khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không nên nghe thông tin đồn thổi về việc chặt cây lấy rễ tiêu để bán cho thương lái… Theo các chuyên gia, việc các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những cảnh báo kịp thời về thị trường, mùa vụ ở các nước nhập khẩu cho nông dân sẽ tránh được phần nào tình trạng nông sản ứ đọng, rớt giá như vừa qua. Về lâu dài, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm đối tác cố định, chủ động tìm kiếm hợp đồng. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu thị trường và quay trở lại đặt hàng nông dân để sản xuất không bị “hớ”. Mặt khác, dù tiêu thụ ở bất kỳ thị trường nào thì người sản xuất cũng cần ý thức đến vấn đề sản xuất sạch, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cao hơn là tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hữu cơ. Chỉ khi người nông dân quan tâm đến vấn đề chất lượng hơn số lượng thì uy tín nông sản xuất khẩu của Việt Nam mới được cải thiện, khi đó vấn đề tiêu thụ mới không bị các thị trường “làm khó”, ép giá./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nông dân Quảng Bình gặp khó trong tiêu thụ dưa hấu
18:22' - 12/05/2018
Giá thương lái thu mua quá thấp đã khiến không ít gia đình phải chịu lỗ 15-30 triệu đồng/ha dưa hấu.
-
Kinh tế & Xã hội
Chung tay hỗ trợ tiêu thụ bí đỏ, dưa hấu tại Tp. Hồ Chí Minh
19:52' - 11/05/2018
Các nhà bán lẻ và kênh phân phối hiện đại tại Tp. Hồ Chí Minh đã chung tay hỗ trợ tiêu thụ cũng như tạo đầu ra cho sản phẩm bí đỏ, dưa hấu.
-
Kinh tế & Xã hội
Nông dân Trà Vinh trồng dưa hấu trái vụ lợi nhuận gần 140 triệu đồng/ha
09:19' - 22/03/2018
Nông dân ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, tỉnh Trà Vinh hiện đang vào vụ thu hoạch dưa hấu trồng trái vụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.