Nước mắm Phú Quốc – Giọt vàng di sản giữa đảo Ngọc
Đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang là quê hương của di sản văn hóa đặc sắc “Nước mắm Phú Quốc truyền thống trăm năm” là “Hồn túy đảo Ngọc”. Năm 2021, hương vị đảo Ngọc này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể, Tri thức dân gian cấp quốc gia nghề làm nước mắm truyền thống Phú Quốc”. Với bề dày lịch sử hơn 200 năm, nghề truyền thống đó đã vượt qua những bước thăng trầm để trở thành niềm tự hào của người dân đảo Ngọc và nhân dân Việt Nam, góp phần tạo ra một điểm nhấn độc đáo cho du lịch Phú Quốc.
Năm 2001, sản phẩm nước mắm Phú Quốc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng quốc gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý, là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa. Tháng 10/2012, nước mắm Phú Quốc trở thành sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Ủy ban châu Âu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ địa lý (PDO) trên thị trường của các nước thuộc liên minh châu Âu, khẳng định vị thế và chất lượng trên thị trường quốc tế. Đến năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức đưa “Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những dấu mốc này tạo ra nền tảng vững chắc, mở ra cơ hội để thương hiệu nước mắm Phú Quốc vươn ra thị trường trong nước và thế giới.
Nâng tầm di sản kết giao với du lịch Ông Ngô Thanh Vũ, Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển du lịch - Sở Du lịch An Giang nêu, tỉnh đang định hướng phát triển mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế là hướng đi đúng đắn và tiềm năng nhất là đảo Phú Quốc có lợi thế về phát triển du lịch; trong đó, có làng nghề nước mắm truyền thống nổi tiếng từ bao đời nay cần kết giao với du lịch. Để đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc thì việc xây dựng bảo tàng làng nghề này là điều kiện hết sức cần thiết và do chính các nhà sản xuất nước mắm Phú Quốc tâm huyết xây dựng. Xây dựng Bảo tàng làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc không chỉ có ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa mà còn về kinh tế và du lịch. Bảo tàng này bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nghề làm nước mắm Phú Quốc đã tồn tại hơn 200 năm và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bảo tàng giúp lưu giữ và truyền lại giá trị truyền thống cho thế hệ sau. Mặt khác, giới thiệu lịch sử, quy trình sản xuất và đặc điểm độc đáo của nước mắm Phú Quốc đến người dân và khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Qua đó, quảng bá thương hiệu nước mắm Phú Quốc, góp phần khẳng định vị thế của nước mắm Phú Quốc trên thị trường quốc tế; thúc đẩy du lịch Phú Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn, kết nối với các tour tham quan “nhà thùng” sản xuất nước mắm, chợ hải sản và các địa danh nổi tiếng khác trên đảo Ngọc. Bên cạnh đó, Bảo tàng làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc gắn kết cộng đồng, nơi hội tụ ký ức, câu chuyện và kỹ thuật của nhiều thế hệ người dân Phú Quốc, tạo nên bản sắc riêng biệt, đồng thời tôn vinh người làm nghề, ghi nhận công lao và sự khéo léo của những người thợ thủ công đã gìn giữ nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nước mắm Phú Quốc không chỉ là gia vị mà còn là biểu tượng của sự tinh túy trong ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh việc xây dựng bảo tàng, Phú Quốc cần hỗ trợ cho những “Nhà thùng” danh tiếng nâng lên nghề truyền thống nước mắm phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm trên đảo. Cụ thể là giới thiệu, bày bán sản phẩm; giới thiệu về nghề sản xuất nước mắm, quy trình đánh bắt cá cơm, ủ chượp, nếm thử vị nước mắm nguyên chất đang được nhỉ từ thùng, quy trình đóng chai thành phẩm; chụp ảnh lưu niệm khi tham quan nhà thùng… Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam nêu, tỉnh cần tổ chức lễ hội nước mắm Phú Quốc thường niên - Festival Nước mắm truyền thống Phú Quốc để quảng bá sinh động sản phẩm, thu hút du khách. Xây dựng Bảo tàng làng nghề nước mắm Phú Quốc nhằm tạo ra một điểm đến du lịch độc đáo, trưng bày quy trình sản xuất, giới thiệu lịch sử, văn hóa nghề và bán sản phẩm tập trung; tăng cường truyền thông đa dạng, sử dụng các kênh thông tin chính thống, website, mạng xã hội để giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa của nước mắm, giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm nước mắm Phú Quốc.Phú Quốc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển du lịch trải nghiệm, khuyến khích mô hình “nhà thùng mở” kết hợp du lịch phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất, nếm thử và mua sắm tại chỗ; đồng thời đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du lịch tại các “nhà thùng”.
Ngoài ra, Phú Quốc cần hỗ trợ đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ, khuyến khích giữ gìn nghề, cải tiến công nghệ phù hợp nhưng vẫn giữ nguyên quy trình truyền thống. Phú Quốc nâng cao vai trò của Hội Nước mắm Phú Quốc trong việc tổ chức sản xuất, bảo vệ quyền lợi hội viên và tạo tiếng nói chung; tăng cường liên kết giữa nhà sản xuất - doanh nghiệp - cơ quan quản lý - nhà khoa học để phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ với phát triển du lịch. Chủ tịch UBND đặc khu Phú Quốc Trần Minh Khoa nhấn mạnh, Phú Quốc xác định phát triển bền vững nghề nước mắm là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phú Quốc cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất triển khai các giải pháp tích cực, đồng bộ để tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nước mắm Phú Quốc ra thế giới; phát triển du lịch gắn với văn hóa làng nghề nước mắm, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của đặc khu. Nước mắm Phú Quốc không chỉ là một sản phẩm thực phẩm mà còn là tài sản trí tuệ và văn hóa quý giá. Việc quản lý hiệu quả và phát triển bền vững “Hương vị di sản đảo Ngọc”, góp phần khẳng định thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế và thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững cho đặc khu Phú Quốc.Tin liên quan
-
Bất động sản
Đặc khu Phú Quốc trên hành trình trở thành đô thị số
17:26' - 16/07/2025
Phú Quốc - “đảo Ngọc” của tỉnh An Giang và cả nước đang triển khai các giải pháp công nghệ trọng tâm nhằm hướng đến đô thị thông minh, đô thị biển đảo độc đáo, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế tổng hợp
Phú Quốc chuẩn bị mặt bằng cho 77 dự án
12:49' - 16/07/2025
Theo UBND đặc khu Phú Quốc nhu cầu nền tái định cư phục vụ GPMB cho 77 công trình, dự án trên đảo Phú Quốc khoảng 13.479 nền; trong đó, 21 dự án, công trình APEC 2027 là 3.664 nền tái định cư.
-
Kinh tế tổng hợp
Động lực mới, kỳ vọng lớn từ An Giang nửa cuối năm 2025
11:43' - 16/07/2025
An Giang xây dựng hai kịch bản tăng trưởng năm 2025; đồng thời, xác định các khu vực kinh tế trọng điểm là đầu tàu cho tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
An Giang siết tiến độ, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
12:51' - 12/07/2025
Tỉnh An Giang phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn hơn 26.116 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương trên 10.873 tỷ đồng và vốn tỉnh 15.243 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội chỉnh trang hạ tầng giao thông phục vụ dịp Quốc khánh 2/9
18:03'
Thời gian thực hiện kế hoạch bắt đầu từ 7h ngày 19/7 đến hết ngày 2/9/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSQNG 19/7. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 19/7/2025. XSQNG ngày 19/7. XSQNG hôm nay
18:00'
XSQNG 19/7. XSQNG 19/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 19/7. XSQNG Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSQNG ngày 19/7. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay 19/7/2025. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 19/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSDNA 19/7. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 19/7/2025. XSDNA ngày 19/7. XSDNA hôm nay
18:00'
XSDNA 19/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 19/7. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 19/7. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 19/7/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 19/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Hệ thống thủy lợi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ứng phó với bão số 3
17:48'
Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão.
-
Kinh tế tổng hợp
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Chủ động tâm thế ứng phó với một cơn bão mạnh
17:47'
Chiều 18/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ứng phó với bão gần Biển Đông với các bộ, ngành liên quan.
-
Kinh tế tổng hợp
Tất bật mùa gặt ở vùng lũ Đồng Tháp
15:52'
Trên cánh đồng lúa chín vàng ươm thuộc phường Thường Lạc (trước đây là xã Thường Thới Hậu A), 4 chiếc máy gặt đập liên hợp tranh thủ thu hoạch lúa và nông dân bán lúa ngay tại đồng ruộng.
-
Kinh tế tổng hợp
Giám sát việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại Đồng Nai
15:13'
Ngày 17 - 18/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tiến hành giám sát việc quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2021 - 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội đầu tư hơn 380 tỷ đồng chống úng ngập nội đô
14:27'
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng chống úng ngập cục bộ cho một số điểm thuộc khu vực nội đô với tổng mức đầu tư hơn 383 tỷ đồng.
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Ninh với mục tiêu tăng trưởng trên 14%: Tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
14:06'
Quảng Ninh tập trung đổi mới tư duy, sáng tạo trong cách làm, đột phá trong chính sách, định vị lại các giá trị địa phương, nhận diện đầy đủ lợi thế, thách thức, điểm nghẽn để tìm cách hóa giải.