OIC kêu gọi hỗ trợ các nước Hồi giáo dễ bị tổn thương do dịch bệnh
Tuyên bố của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) gồm 57 nước thành viên nêu rõ: "Không một nước nào có thể đơn độc đối phó với những thiệt hại và thách thức mà đại dịch COVID-19 gây ra. Chúng tôi kêu gọi toàn bộ các nước thành viên và các tổ chức bày tỏ tình đoàn kết với các nước thành viên ở châu Phi".
OIC cũng nhắc lại kêu gọi của Liên hợp quốc (LHQ) thiết lập ngừng bắn tại các khu vực xung đột nhằm tạo điều kiện cho hoạt động vận chuyển đồ cứu trợ, đặc biệt là đến Yemen, nơi đến nay mới chỉ ghi nhận 1 ca mắc COVID-19 nhưng cuộc chiến kéo dài 5 năm qua tại nước này đã tàn phá hệ thống y tế và khiến hàng triệu người có nguy cơ mắc COVID-19.
Bên cạnh đó, Ủy ban hành pháp của OIC cũng kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ các vật dụng y tế cần thiết cho các nước Hồi giáo gặp khó khăn do thiếu các vật dụng này, nhất là thiết bị xét nghiệm và đồ bảo hộ.
* Cùng ngày, Iran đã mở cửa trở lại các công viên và khu vui chơi giải trí ở nước này, theo đó nới lỏng những hạn chế mà nước này áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, dù Iran vẫn là một trong những điểm nóng dịch bệnh tại Trung Đông.
Trang web chính thức của Chính phủ Iran nêu rõ số ca tử vong do COVID-19 ghi nhận hằng ngày ở nước này đã giảm xuống dưới 100 ca kể từ ngày 14/4, do đó các công viên, khu vui chơi giải trí và vườn hoa trên toàn quốc được mở cửa trở lại vào ngày 22/4.
Theo người phát ngôn Bộ Y tế Iran, Kianush Jahanpur, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 94 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 5.391 ca trong tổng số 85.996 ca nhiễm.
Trước đó, ngày 20/1, Chính phủ Iran đã cho mở lại các trung tâm mua sắm và khu chợ, bãi bỏ lệnh cấm đi lại trong thành phố mặc dù một số quan chức y tế cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bùng phát trở lại.
Trong nỗ lực cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe của người dân và bảo vệ nền kinh tế vốn đang chịu tác động của các biện pháp trừng phạt quốc tế liên quan chương trình hạt nhân, Chính phủ Iran không cấm các hoạt động bán buôn của các thành phố, song kéo dài thời gian đóng cửa trường học, cấm các cuộc tụ tập văn hóa, tín ngưỡng hay thể thao...
Trong khi đó, tại Bahrain, các biện pháp đóng cửa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan sẽ được kéo dài thêm 2 tuần, từ ngày 23/4 đến ngày 7/5. Theo đó, các rạp chiếu phim, trung tâm thể dục, thể thao, các cơ sở làm đẹp tiếp tục đóng cửa, các nhà hàng hoạt động ở mức hạn chế (tức là chỉ giao đồ ăn tận nhà hoặc cho khách mang đi)...
Đến nay Bahrain đã ghi nhận tổng cộng 2.027 ca mắc COVID-19, trong đó có 7 ca tử vong./.
>>>Số ca mắc COVID-19 ở Trung Đông tiếp tục tăng
- Từ khóa :
- covid 19
- các nước hồi giáo
- trung đông
- iran
- bahrain
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Trung Đông tiếp tục tăng mạnh
08:56' - 20/04/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại khu vực Trung Đông tiếp tục tăng mạnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật mới dịch COVID-19: Số ca nhiễm bệnh tại Trung Đông và châu Phi tăng mạnh
10:03' - 17/04/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 tại khu vực Trung Đông và châu Phi cho thấy, số ca mắc bệnh tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57'
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19'
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09'
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18'
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22'
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03'
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khẳng định không tham gia trừng phạt Nga
08:01'
Ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Lệnh cấm nhập khẩu vàng khiến Nga thiệt hại 19 tỷ USD/năm
07:44'
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga sẽ khiến Moskva mất đi nguồn doanh thu hàng năm lên đến 19 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
BIS: Các ngân hàng trung ương phải ngăn chặn lạm phát kéo dài
07:10'
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) nhấn mạnh các ngân hàng trung ương trên thế giới phải ngăn chặn tình trạng lạm phát kéo dài và trở nên khó thay đổi.