Petrovietnam: Sự chuyển mình mang tính chiến lược trong ngành công nghiệp, năng lượng
Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chính thức mang tên gọi mới “Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam” không chỉ đơn thuần là một động thái đổi mới bộ nhận diện thương hiệu mà là một bước ngoặt mang tầm chiến lược, phản ánh sự chuyển mình sâu sắc về định hướng phát triển dài hạn của ngành năng lượng Việt Nam.
*Thay đổi mang tính chiến lược
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế Quốc dân), việc đổi tên “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” thành “Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam” là một bước thay đổi mang tính chiến lược, thể hiện sự chuyển mình căn bản về mô hình phát triển, sứ mệnh cũng như tầm nhìn của ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tên gọi mới “Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam” không còn bó hẹp trong phạm vi dầu khí mà mở rộng ra toàn bộ lĩnh vực năng lượng - bao gồm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và các nguồn năng lượng thế hệ mới. Điều này phản ánh phạm vi hoạt động của tập đoàn sẽ rộng hơn nhiều, với tiềm năng phát triển và cơ hội lớn hơn.
Với tầm nhìn như vậy, Petrovietnam đang hướng đến mô hình tương tự như các tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới như Saudi Aramco, Equinor (Na Uy) hay BP (Anh). Quy mô, năng lực và đóng góp của tập đoàn sẽ không chỉ mang tầm quốc gia mà còn vươn ra quốc tế, đóng vai trò nòng cốt trong ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu. Việc đổi tên không đơn thuần là thay đổi định danh, mà còn thể hiện một chiến lược phát triển sâu sắc, phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng hiện nay. Đó là chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, giảm dần phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, hóa thạch. Đây là một sự chuyển dịch về chất, phản ánh đúng định hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, phù hợp với xu hướng toàn cầu và trách nhiệm với các thế hệ tương lai.
Điều này cũng đòi hỏi một mô hình tổ chức mới, một cách tiếp cận mới trong cách thức vận hành ngành năng lượng quốc gia - đưa ngành này trở thành ngành công nghiệp nền tảng, là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với tên gọi mới, ông Lạng tin rằng trong tương lai không xa, Petrovietnam sẽ không ngừng gia tăng quy mô tài sản, lợi nhuận và quan trọng nhất là đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
*Ba trụ cột chiến lược: Năng lượng - Công nghiệp - Dịch vụ
Cùng với tên gọi mới, Petrovietnam xác định định hướng phát triển dựa trên 3 trụ cột chiến lược: Năng lượng, Công nghiệp và Dịch vụ. PGS.TS Nguyễn Thường Lạng phân tích: “Trước đây, chúng ta thường nhìn ngành dầu khí dưới góc độ khai thác và bán dầu là chính. Nhưng giờ đây, tập đoàn đã mở rộng tầm nhìn, bao phủ cả công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ năng lượng và đổi mới công nghệ. Đây là dấu hiệu rõ nét cho thấy tư duy phát triển đã thay đổi căn bản”. Đây là một hướng đi toàn diện và có chiều sâu hơn hẳn so với trước kia.
Với trụ cột công nghiệp, Petrovietnam cần lấy công nghệ số, tiết kiệm năng lượng và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, đồng thời thoát khỏi “lời nguyền tài nguyên” - tức là không chỉ khai thác mà còn phải tạo giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu và phát triển hệ sinh thái công nghiệp.
Bên cạnh việc đổi tên và mở rộng phát triển theo 3 trụ cột chiến lược, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng tin rằng, thương hiệu Petrovietnam luôn giữ được giá trị truyền thống. Sự thay đổi này vừa là sự kế thừa, vừa là bước khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới. Thương hiệu Petrovietnam từ lâu đã gắn liền với sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn như khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Việc chuyển mình lần này chính là cách để thương hiệu Petrovietnam phát triển lên một tầm vóc cao hơn, hiện đại hơn, toàn diện hơn.
“Chúng ta có quyền kỳ vọng rằng, với định hướng mới, Petrovietnam sẽ trở thành nơi ươm mầm các doanh nhân năng lượng tầm cỡ, như những gì thế giới đã chứng kiến với các tỷ phú năng lượng châu Á. Điều này không chỉ thể hiện sự giàu mạnh của ngành, mà còn là minh chứng cho hiệu quả quản trị và sáng tạo”, ông Lạng chia sẻ.
Để hỗ trợ Petrovietnam hiện thực hóa tầm nhìn trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng hàng đầu khu vực, theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Chính phủ cần triển khai một hệ thống các cơ chế và chính sách đồng bộ, dựa trên đánh giá toàn diện cơ cấu kinh tế quốc dân và vai trò then chốt của ngành công nghiệp năng lượng.
Trước hết, cần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng quốc gia, phù hợp với định hướng trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, hướng tới mục tiêu tối thiểu 30% năng lượng từ các nguồn năng lượng mới, sạch và tái tạo vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cần xây dựng các cơ chế cụ thể, bao gồm: cơ chế tài khóa và tín dụng - ưu đãi thuế cho các dự án năng lượng sạch, tái tạo và công nghệ cao; cơ chế phát triển khoa học công nghệ - tăng cường ngân sách cho Quỹ nghiên cứu và phát triển năng lượng, đồng thời trao quyền tự chủ lớn hơn cho các tập đoàn như Petrovietnam trong đầu tư nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; cơ chế đầu tư ra nước ngoài - hỗ trợ các tập đoàn năng lượng đầu tư vào các quốc gia có nhu cầu cao về năng lượng sạch, mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế; cơ chế đổi mới cơ sở hạ tầng - khuyến khích hiện đại hóa thiết bị và hạ tầng ngành năng lượng thông qua các chính sách khấu hao nhanh, miễn/giảm thuế cho các dự án đổi mới công nghệ.
Với hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài khóa, tín dụng, đầu tư, nghiên cứu và hội nhập quốc tế, ngành công nghiệp năng lượng với Petrovietnam đóng vai trò then chốt có thể đạt được, thậm chí vượt chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo Nghị quyết 55, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: Bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới
20:27' - 24/04/2025
Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mang định danh mới Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam chính là bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam và Hòa Phát trao đổi về hợp tác toàn diện
20:50' - 22/04/2025
Petrovietnam và Tập đoàn Hòa Phát vừa có buổi làm việc đánh giá các cơ hội, tiềm năng hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khu đô thị thông minh: Cột mốc quan trọng của hợp tác Việt Nam - CHLB Đức
16:28'
Dự án SUA là kết quả tiêu biểu về hợp tác giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, góp phần giải quyết những thách thức cấp bách của đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu...
-
Doanh nghiệp
Shein và Temu tăng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số tại châu Âu
15:11'
Theo dữ liệu từ công ty theo dõi thị trường Sensor Tower, hai nền tảng thương mại điện tử trong lĩnh vực thời trang nhanh là Shein và Temu đã tăng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số tại châu Âu.
-
Doanh nghiệp
Meta sa thải hơn 2.000 nhân viên kiểm duyệt nội dung
15:05'
Hơn 2.000 nhân viên thực hiện việc kiểm duyệt nội dung trên các mạng xã hội cho Meta tại Barcelona (Tây Ban Nha) đã nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng gần 9 triệu ghế cho dịp cao điểm hè
14:47'
Vietnam Airlines khuyến nghị hành khách nên đặt chỗ và xuất vé sớm, đặc biệt trên các đường bay nội địa và quốc tế có nhu cầu cao.
-
Doanh nghiệp
THILOGI mở rộng dịch vụ cung ứng và phát triển logistics miền Trung
14:18'
THILOGI vừa tổ chức hội cung ứng dịch vụ logistics năm 2025 cho các doanh nghiệp Quảng Nam và Quảng Ngãi nhằm thúc đẩy hợp tác, mở rộng dịch vụ chuỗi cung ứng và phát triển logistics miền Trung.
-
Doanh nghiệp
Tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp châu Âu đạt 3,8%
12:04'
Theo dữ liệu của Bloomberg Intelligence, các công ty thuộc chỉ số MSCI Europe cho đến nay ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình 3,8%, vượt xa dự báo trước mùa báo cáo lợi nhuận là giảm 1,4%.
-
Doanh nghiệp
Hải Phòng lần đầu tiên dẫn đầu Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2024
11:56'
Theo Bảng xếp hạng PCI 2024, Hải Phòng lần đầu tiên đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 74,84 điểm.
-
Doanh nghiệp
TikTok Shop triển khai tuần lễ thương mại điện tử cấp vùng đầu tiên
09:52'
TikTok Shop và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cùng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử Go Online Thái Nguyên để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trên nền tảng số.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang dần hình thành
23:10' - 05/05/2025
Theo lãnh đạo EVN, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang dần hình thành. Các đơn vị đã đoàn kết, nỗ lực triển khai dự án đạt nhiều kết quả tích cực.