Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng
Nhận lời mời của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng, được tổ chức ngày 9/6 tại vùng Charlevoix, bang Québec của Canada, và đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sự kiện này.
Thưa Ngài Thủ tướng Justin Trudeau, Thủ tướng CanadaThưa các Nhà lãnh đạo,
Thưa Quý vị,
Tôi xin cảm ơn Ngài Thủ tướng Justin Trudeau đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Tôi đánh giá cao chủ đề của Hội nghị về Đại dương - không gian sinh tồn và phát triển của các quốc gia ven biển và của cả hành tinh chúng ta. Tôi xin chia sẻ một số ý kiến sau đây:
Thứ nhất, Biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng là một thách thức đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, theo Ngân hàng thế giới (WB) và OECD thì Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, nước biển dâng, thời tiết cực đoan.
Nếu không có ứng phó hiệu quả thì tới cuối thế kỷ này diện tích ngập nước sẽ là 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (hạ lưu sông Mekong) vựa lúa của Việt Nam nơi có hàng chục triệu người dân sinh sống và là trung tâm xuất khẩu gạo, bảo đảm an ninh lương thực cho nhiều quốc gia.
Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của các nước G7, trong đó có Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nhóm Những người bạn của Hạ nguồn Mekong (FLM), dành cho sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được hỗ trợ, hợp tác hiệu quả nhằm quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, nâng cao năng lực giám sát và thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn lan rộng ở hạ lưu sông Mekong.
Việt Nam khẳng định chung tay hành động cùng cộng đồng quốc tế để đưa Thỏa thuận COP 21 Paris về ứng phó với BĐKH sớm trở thành hiện thực.
Tôi trân trọng đề nghị các nước G7 xem xét, thành lập một Diễn đàn hợp tác mở rộng giữa các nước G7 và các quốc gia ven biển ứng phó với biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ và huy động các nguồn lực. Việt Nam hoan nghênh chủ đề của G7 về bình đẳng giới, tạo thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ cơ bản trong ứng phó với BĐKH.
Thứ hai, Đại dương của chúng ta đang phải chịu áp lực của hơn 8 triệu tấn rác thải ra biển hàng năm, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển, sức khỏe đại dương. Việt Nam hoan nghênh sáng kiến của Canada về ngăn ngừa xả rác thải nhựa ra đại dương và sẵn sàng hợp tác triển khai cùng Canada và các đối tác.
Tại Phiên họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tổ chức tại Việt Nam, cuối tháng 6/2018, chúng tôi đề xuất sáng kiến và được GEF hoan nghênh hợp tác triển khai Dự án vùng vì một đại dương không có rác thải nhựa.
Từ diễn đàn này tôi trân trọng đề nghị G7 thúc đẩy hình thành Cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa với sự chung tay hành động ngay từ bây giờ của các quốc gia để các đại dương của chúng ta luôn mãi xanh, ắp đầy tôm cá và không còn phế thải nhựa như là một di sản tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.
Về phần mình, Việt Nam coi phát triển mạnh mẽ kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển là định hướng chiến lược phát triển với quan điểm là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, khuyến khích năng lượng sạch, các dự án tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, kiên quyết chống xả thải gây ô nhiễm để có các vùng biển xanh, khỏe mạnh.
Cuối cùng, mục tiêu gìn giữ đại dương xanh, môi trường sinh tồn của nhân loại chỉ có được khi hòa bình, ổn định và hợp tác lan tỏa trên các vùng biển.
Khu vực Biển Đông –Đông Nam Á, nơi hàng năm lưu thông 50% lượng hàng hóa vận chuyển đường biển của toàn cầu, phải là vùng biển hòa bình, an toàn. Việt Nam hoan nghênh G7 ủng hộ lập trường chung của ASEAN về việc cần phải bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, không quân sự hóa, không có hành động đơn phương làm xói mòn lòng tin, giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sơ tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước UNCLOS 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, thúc đẩy sớm đạt được COC thực chất và có hiệu lực.
Thưa Quý vị,
Tôi xin khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác thực hiện chủ đề của Hội nghị G7 hôm nay về ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển để chúng ta cùng nhau hướng tới đại dương xanh, hành tinh xanh, hòa bình, ổn định và cùng phát triển thịnh vượng.
Trân trọng cảm ơn./.
- Từ khóa :
- nguyễn xuân phúc
- g7
- hội nghị thượng đỉnh g7
- canada
- việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Canada
09:03' - 10/06/2018
Nhận lời mời của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức ngày 9/6 tại Québec.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không tán thành tuyên bố chung của G7
08:18' - 10/06/2018
Lý do mà nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra là Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có "tuyên bố sai trái" trong cuộc họp báo sau hội nghị.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung đề cập nhiều vấn đề
08:04' - 10/06/2018
Rạng sáng 10/6 theo giờ Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Canada đã bế mạc và ra tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G7
21:22' - 09/06/2018
Sáng 9/6 theo giờ Canada, Hội nghị Thượng đỉnh G7 đã chính thức khai mạc tại khách sạn La Manoir Richelieu ở thị trấn La Malbaie, vùng Charlevoix của tỉnh Quebec.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.