Phát hiện gần 5 ha rừng tự nhiên bị tàn phá trái phép tại Gia Lai
Một vụ phá rừng tự nhiên trái phép với diện tích gần 5 ha (trong đó có khoảng 3 ha diện tích rừng có cây gỗ) vừa xảy ra tại tiểu khu 793 thuộc lâm phần quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de.
Trong đó, người dân địa phương đã chặt hạ hàng trăm cây gỗ để lấy đất làm nương rẫy. Đây là vụ việc xảy ra nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Gia Lai, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi lâm sản, môi trường sinh thái và an ninh trật tự của địa phương. Cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh và xử lý nghiêm các đối tượng liên quan.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro, vụ việc diễn ra ngày 6/9/2023, khi trên địa bàn đang có mưa lớn, nước sông dâng cao, khó khăn cho việc tuần tra, kiểm tra. Các đối tượng đã lợi dụng thời cơ này để xâm nhập vào rừng tại các vị trí lô 1, khoảnh 6 và lô 7, khoảnh 5, tiểu khu 793, địa giới hành chính xã Sró (huyện Kông Chro) thuộc lâm phần Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de quản lý, chặt phá hàng loạt cây gỗ như căm xe, bằng lăng, bình linh, SP5, SP6, SP7… với đường kính gốc từ 8 cm đến 30 cm. Tổng số cây bị chặt hạ là 641 cây.
Khi phát hiện vụ việc, lực lượng quản lý bảo vệ rừng thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de đã lập biên bản kiểm tra ban đầu và báo cáo cấp trên để xử lý. Ngay sau đó, lãnh đạo huyện Kông Chro đã có văn bản chỉ đạo Công an huyện chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng cùng các bên liên quan để điều tra, xác định danh tính và truy tố các đối tượng. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ để xác định số người dân liên quan và mức độ vi phạm của từng đối tượng.
Theo ông Lê Văn Thủy, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de, khu vực rừng bị phá nằm sát với khu sản xuất của người dân. Công tác quản lý, bảo vệ rừng ở những khu vực này luôn gặp nhiều khó khăn, khi người dân thường có thói quen phá rừng làm nương rẫy theo tập quán. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mất rừng. Việc để mất rừng này, trách nhiệm thuộc về phía Công ty.
“Trước đó, Tổ bảo vệ rừng thuộc Trạm quản lý bảo vệ rừng xã Sró đã báo cáo tại các vị trí lô 1, khoảnh 6 và lô 5, khoảnh 7, tiểu khu 793 có hiện tượng bị người dân phát cây bụi, cây tái sinh. Công ty đã cử lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm tra và tuyên truyền đến người dân không được phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Tuy nhiên, đến sáng 6/9, lực lượng kiểm tra phát hiện có một số người dân địa phương đang phá rừng trái phép lấy đất làm nương rẫy. Đơn vị đã báo cáo ngay cho Hạt Kiểm lâm huyện và chính quyền địa phương.”, ông Thủy chia sẻ thêm.
Trao đổi về vụ phá rừng trên, ông Trương Văn Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro cho biết: Sau khi nhận được báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de, Hạt Kiểm lâm huyện đã cử đoàn công tác đến hiện trường để khám nghiệm, kiểm đếm số lượng cây bị chặt, diện tích rừng bị phá và tiến hành lập biên bản. Vụ việc đã được Chi cục Kiểm lâm, Huyện ủy, Ủy ban nhân huyện chỉ đạo quyết liệt.
Ông Sơn nhấn mạnh Hạt Kiểm lâm huyện đang phối hợp tích cực với các ngành chức năng tiến hành mở rộng hiện trường, điều tra, xác minh làm rõ đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định; đồng thời, kiến nghị cấp trên làm rõ trách nhiệm của đơn vị chủ rừng để xảy ra vụ việc. Trong thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng trên địa bàn.
Vụ phá rừng trái phép tại xã Sró, huyện Kông Chro thuộc lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kông H’de quản lý là một minh chứng cho sự thiếu ý thức và trách nhiệm của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ rừng.
Hành vi này không chỉ gây thiệt hại cho nguồn lợi lâm sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và khí hậu của vùng.
Tỉnh Gia Lai là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước, với gần 650.000 ha. Riêng địa bàn huyện Kông Chro có hơn 57.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có khoảng 43.000 ha rừng được giao cho 7 đơn vị và 8 cộng đồng dân cư quản lý.
Thời gian gần đây, tình trạng xâm hại rừng do lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép liên tiếp xảy ra đã đặt ra bài toán khó cho chính quyền địa phương các cấp trong công tác giữ rừng. Ngoài ra, việc có nhiều hộ dân sinh sống, canh tác liền kề rừng cũng gây áp lực lớn đến các đơn vị chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Rừng thông ở Bảo Lâm đã phục hồi
13:08' - 07/09/2023
Sau thời gian tích cực thực hiện các giải pháp cứu chữa, hầu hết số cây thông tự nhiên bị đầu độc thuộc địa bàn xã Lộc Ngãi và Lộc Phú (huyện Bảo Lâm) đã phục hồi, tỷ lệ cây bị chết khá thấp.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Thuận thông tin về khai thác rừng làm hồ chứa nước Ka Pét
17:38' - 06/09/2023
Ngày 6/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức khảo sát điểm sẽ triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận).
-
Kinh tế & Xã hội
Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng
16:21' - 06/09/2023
8 tháng năm 2023, cả nước thu gần 2.000 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 59,8% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Giá vé mới qua phà Cát Lái và Bình Khánh từ ngày 5/5
12:50'
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong vừa có thông báo về giá dịch vụ sử dụng phà tại bến phà Cát Lái và bến phà Bình Khánh. Giá vé mới áp dụng từ ngày 5/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng hiệu quả giao khoán đất trong các công ty lâm nghiệp
12:12'
Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các công ty lâm nghiệp toàn quốc đã thực hiện khoán trên 458.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh Hà Nội được nghỉ mấy ngày dịp 30/4 và 1/5?
11:09'
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5 (tức là từ Thứ Tư đến hết Chủ nhật).
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động rượu vang châu Âu nhiễm chất ô nhiễm “vĩnh cửu”
10:36'
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 23/4 đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trong rượu vang sản xuất tại châu Âu.
-
Kinh tế & Xã hội
Hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn – Nơi ghi dấu chiến công hiển hách
10:34'
Trong con hẻm giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh có một “địa chỉ đỏ” – một chứng tích lịch sử đậm dấu ấn kiên cường, quả cảm của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Phước: Khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án Khu đô thị Ruby City
10:34'
Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (Bình Phước).
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Vượt lên bằng tư duy thích ứng
10:32'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Giữa đất phèn nước mặn trồng nên những mùa vàng
10:03'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười – từ bưng biền hoang hóa thành vựa lúa trù phú
09:58'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.