Phát hiện thay đổi mới về độc lực của vi rút cúm A(H7N9)
Cụ thể là: Ngày 18/2/2017, Tổ chức Y tế Thế giới đã được thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gen của vi rút được phân lập từ 2 bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) tại Quảng Đông, phát hiện một số thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) cho thấy vi rút đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Trước đó, ngày 17/2/2017, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gen của vi rút được phân lập từ 1 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng phát hiện sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sự liên tục thay đổi như vậy là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp; do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của vi rút cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác.
Hiện nay chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.
Từ tháng 10/2016 đến 22/2/2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 425 trường hợp cúm A(H7N9) ở người. Đến nay, tổng cộng 1.223 trường hợp được chẩn đoán nhiễm vi rút cúm A(H7N9) đã báo cáo đến Tổ chức Y tế thế giới từ tháng 3/2013.
Bộ Y tế khuyến cáo: Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A(H7N9) sang người, xâm nhập vào nước ta, người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời...
>>> Những điều cần biết về virus cúm và cúm A
>>> Ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác xâm nhiễm qua biên giới
- Từ khóa :
- h7n9
- vi rút cúm a h7n9
- cúm gia cầm
- virus h7n9
- cúm a
Tin liên quan
-
Đời sống
Những điều cần biết về virus cúm và cúm A
17:57' - 26/02/2017
Cả ba loại virus cúm A, B và C đều có thể gây bệnh trên động vật có xương sống như chim (cúm gia cầm), người và các loài động vật có vú khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác xâm nhiễm qua biên giới
12:10' - 26/02/2017
Ngày 26/2, Bộ NNN& Phát triển NT phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác xâm nhiễm qua biên giới
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh họp khẩn phòng chống dịch cúm gia cầm
12:55' - 24/02/2017
Sáng 24/2, UBND tỉnh Quảng Ninh có cuộc họp khẩn cấp triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm A/H7N9.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nỗ lực khống chế sự bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9
08:15' - 24/02/2017
Quốc vụ viện Trung Quốc yêu cầu công khai thông tin liên quan đến sự bùng phát của dịch cúm gia cầm H7N9 và tăng cường công tác giám sát hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm sống.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm
12:09' - 22/02/2017
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau một thời gian được khống chế, đến nay, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Việt Nam-Singapore tăng trưởng trên 15%
20:16'
Năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng hết sức ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Singapore, với 10 tháng trên 12 tháng có mức tăng trưởng trên 15%.
-
Kinh tế Thế giới
Các khu kinh tế đặc biệt của Indonesia thu hút hơn 5,5 tỷ USD vốn đầu tư
14:53'
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) của Indonesia đã thu hút 90,1 nghìn tỷ Rp (5,5 tỷ USD) vốn đầu tư mới và tạo ra 47.747 việc làm trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt
14:06'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
13:23'
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
07:59'
Trong bối cảnh giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn châu Âu khoảng 4 lần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo nguy cơ thảm khốc từ xung đột thương mại
07:58'
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo các cuộc xung đột thương mại từ việc áp thuế, xuất phát từ các đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58' - 23/01/2025
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36' - 23/01/2025
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48' - 23/01/2025
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.