Phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế quan trọng
Với việc cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quán triệt và kịp thời cụ thể hóa Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương, đơn vị; đồng thời chủ động lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các Chương trình mục tiêu quốc gia, 9 năm qua nguồn vốn ưu đãi cho vay trên địa bàn tỉnh Hải Dương không ngừng tăng trưởng, chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đó là nhận định chung trong buổi làm việc giữa Bí thư Đảng ủy NHCSXHTW, Uỷ viên HĐQT, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng cùng Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) chi nhánh NHCSXH tỉnh Hải Dương vào chiều ngày 11-12 về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
Động lực giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân, kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Hải Dương cho biết, sau 9 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thật sự đi vào cuộc sống, có tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh Hải Dương đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm và nhận thức trong việc triển khai tín dụng chính sách, quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động NHCSXH.
Nguồn vốn cân đối từ ngân sách địa phương các cấp chuyển sang NHCSXH để ủy thác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thời gian qua đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp cơ sở đặc biệt quan tâm, chỉ đạo.
Nhất là trong năm 2023, tổng số nguồn vốn địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay đạt 138 tỷ đồng, tăng 109% so với năm 2022, nâng tỷ trọng vốn địa phương trên tổng nguồn vốn từ 3,7% lên 5,6%, đạt 267 tỷ đồng, từ đó đưa tổng nguồn vốn của chi nhánh đến ngày 30/11/2023 đạt 4.765 tỷ đồng, tăng 2.381 tỷ đồng (tăng 2 lần) so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW (Ước thực hiện đến 31/12/2023 đạt 4.880 tỷ đồng).
Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng doanh số cho vay kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay đạt 9.946 tỷ đồng với 276.137 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn.
Tổng dư nợ đạt 4.654 tỷ đồng, tăng 2.309 tỷ đồng (tăng 2 lần) so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, trong đó dư nợ cho vay 4 chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đạt 591,4 tỷ đồng. Ước tổng dư nợ đến 31/12/2023 là 4.767 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là 662,6 tỷ đồng.
Nợ quá hạn và nợ khoanh là 3,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,07% tổng dư nợ. Hiện tại tỉnh Hải Dương có huyện Cẩm Giàng và Nam Sách là địa phương không có nợ quá hạn. Có 173/235 xã, phường không có nợ quá hạn.
Riêng 4 chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đến ngày 30/11/2023 tổng dư nợ đạt 591,4 tỷ đồng, tăng 346,1 tỷ đồng so với đầu năm (+141%), trong đó cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 358,6 tỷ đồng, tăng 124,2%; cho vay nhà ở xã hội 222 tỷ đồng, tăng 192,4%. Ước tổng dư nợ cho vay các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đến 31/12/2023 là 662,6 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ giao.
Vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn. Qua đó, đã góp phần giúp 106.694 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 46.215 lao động; giúp 118.518 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 458.138 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; 3.788 căn nhà (trong đó 2.878 căn nhà ở cho hộ nghèo, 910 căn nhà ở xã hội), cho vay 6.801 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thực hiện giải ngân cho 13 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 1.011 người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế quan trọng
Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng nhấn mạnh thời gian tới, Hải Dương tiếp tục xác định tín dụng chính sách xã hội là công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Để phát huy vai trò của kênh dẫn vốn này, Hải Dương sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của NHCSXH trên địa bàn; tăng cường nguồn lực cho NHCSXH để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
Trong đó, hằng năm, ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn qua chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tối thiểu là 30% tăng trưởng tín dụng chung của NHCSXH. Phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm trên 15%/tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng cũng đề nghị NHCSXH và cá nhân Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng quan tâm, phân bổ nguồn vốn tăng trưởng hằng năm cho chi nhánh NHCSXH tỉnh từ 10% trở lên, nhất là nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và nhà ở xã hội. Làm việc với các Ban, Bộ ngành Trung ương nghiên cứu, báo cáo, trình Chính phủ xem xét nâng mức cho vay tối đa chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn lên tối thiểu 25 triệu đồng/công trình; bổ sung đối tượng cho vay là hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh; hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,...
Tại buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, đóng góp to lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, ngành liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay chính sách của tỉnh trong những năm qua, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả kênh tín dụng mà Chính phủ dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc NHCSXH cũng thắng thắn chỉ ra nguồn vốn ủy thác của địa phương thông qua NHCSXH còn thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc.
Trong bối cảnh Hải Dương đang cơ cấu lại kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị Tỉnh ủy Hải Dương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện đối với hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.
Chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội, trọng tâm tăng cường huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội theo Kế hoạch số 3031/KH-UBND của UBND tỉnh Hải Dương về triển khai thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, năm 2024 đề nghị bổ sung khoảng 150 tỷ đồng (tăng 56,4% so với năm 2023) chuyển sang chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn.
Đồng thời cần hoàn thiện việc xây dựng Đề án cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 - 2030; rà soát nhu cầu vay vốn của người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục cân đối, bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để cho vay; chỉ đạo các Sở ngành liên quan rà soát các Quỹ ngoài ngân sách để ủy thác sang NHCSXH thực hiện cho vay theo quy định.
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng cũng ghi nhận những đề nghị của Hải Dương và cho biết, tới đây NHCSXH sẽ quan tâm hơn nữa về nguồn vốn bổ sung cho Hải Dương để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Những kiến nghị của Hải Dương, NHCSXH sẽ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét để ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng xã hội quốc gia.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Vốn tín dụng giúp đồng bào thiểu số, miền núi vươn lên thoát nghèo
07:57' - 12/12/2023
Hiện nay, chính sách cho vay ưu đãi làm nhà, tạo việc làm, phát triển sản xuất đang góp phần giúp địa phương đảm bảo tiêu chí nhà ở, nhân rộng được các mô hình sản xuất hiệu quả.
-
Hàng hoá
Gà Tiên Yên bí đầu ra
21:35' - 09/12/2023
Gà Tiên Yên là sản phẩm OCOP 3 sao và đã xây dựng được thương hiệu, có logo, nhãn mác và được bảo hộ nhãn hiệu.
-
Ngân hàng
Điểm tựa vững chắc cho hộ nghèo huyện Tuyên Hóa
11:06' - 09/12/2023
Đến tháng 11 năm 2023, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách huyện Tuyên Hóa đã giải ngân cho gần 3.500 khách hàng vay vốn với số tiền gần 243 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 25/11: Đồng USD và NDT cùng giảm nhẹ phiên đầu tuần
08:53'
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.197 - 25.506 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 8 đồng chiều mua vào và giảm 3 đồng chiều bán ra so với cuối tuần trước.
-
Ngân hàng
Cuộc đua thu hút nguồn vốn huy động đang sôi động
08:48' - 24/11/2024
Tháng 11/2024 chứng kiến sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng sau thời gian giữ ổn định hồi tháng 9 và 10.
-
Ngân hàng
Nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa, nhận ưu đãi lên đến 1 triệu đồng
07:46' - 24/11/2024
Sacombank cung cấp dịch vụ Visa Direct, cho phép chuyển tiền từ nước ngoài trực tiếp vào thẻ thanh toán Sacombank Visa.
-
Ngân hàng
Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ
07:42' - 24/11/2024
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.
-
Ngân hàng
Đồng bitcoin đã tăng giá khoảng 130% trong năm nay
12:23' - 23/11/2024
Giá trị của đồng bitcoin đã tăng gấp hai lần trong năm nay và tăng khoảng 45% kể từ chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 22/11: Giá bán USD và NDT tăng nhẹ
08:43' - 22/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.205 - 25.509 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
Agribank xây dựng sản phẩm tín dụng chuyên biệt phục vụ phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao
08:30' - 22/11/2024
Các sản phẩm về cho vay sẽ được tối ưu hóa về lãi suất, giảm bớt thủ tục trên cơ sở quản lý được dòng tiền trong liên kết, từ đó góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu hecta lúa.
-
Ngân hàng
Agribank thúc đẩy tín dụng cho nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
15:31' - 21/11/2024
Dư nợ của khu vực ĐBSCL đạt 262 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 22% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng trong khu vực và chiếm 20,8% dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Agribank.
-
Ngân hàng
Giới chức Fed đánh giá về khả năng cắt giảm thêm lãi suất
13:39' - 21/11/2024
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt", giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở.