Phát triển thủy lợi hiệu quả, đa mục tiêu
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức hội thảo “Định hướng Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, thời gian vừa qua, thủy lợi Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, minh chứng bằng việc là đã phục vụ rất tốt cho nền kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp. Tuy vậy, ngành thủy lợi cũng còn hạn chế từ nội tại như những thể chế trong quản trị nước chưa được tối ưu, quản lý tổng hợp nguồn nước, quản lý thống nhất theo lưu vực sông, chuyển nước thành hàng hóa, vận hành theo thị trường…Cùng với đó là những thách thức phải đáp ứng được những yêu cầu mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần làm giảm nhẹ những tác động do sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hay sự phát triển của thượng nguồn…
Theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là đổi mới nền nông nghiệp, đòi hỏi thủy lợi phải có tầm nhìn đa chiều, huy động được nguồn lực và tìm động lực mới cho thủy lợi. Theo ông Phạm Hùng Cường, chuyên gia cao cấp về tài nguyên nước, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, phát triển thủy lợi đáp ứng các mục tiêu bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cần chú trọng đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp có tưới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Hoạt động thủy lợi cần dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp nguồn nước, nhất là theo lưu vực sông và hệ thống thủy lợi. Chuyển một số nội dung của hoạt động thủy lợi sang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự tham gia chủ động của người hưởng lợi, của các thành phần kinh tế từ xây dựng đến quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Bởi vậy, cần phát triển thủy lợi bền vững về tài chính trên cơ sở vận hành theo cơ chế thị trường, có sự tham gia của người dân và các thành phần kinh tế để đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp có tưới, tạo nguồn nước cho dân sinh, công nghiệp, dịch vụ.Cùng với đó là thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và quản lý hiệu quả nguồn nước.
Thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam, trong giai đoạn 2009-2016, nhiều hệ thống thủy lợi lớn đa mục tiêu đã được xây dựng như Cửa Đạt, Ngàn Trươi – Cẩm Trang, Bản Mồng, Tả Trạch, Vân Phong...; kiên cố hóa trên 65.000 km/235.000 km kênh (25,7%); sửa chữa, nâng cấp hàng trăm hồ chứa các loại; nâng cấp hàng nghìn km đê sông, kè, đê biển, xây dựng các khu khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống cụm tuyến dân cư tránh ngập lũ…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Lắk giám sát chặt chẽ các công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn
17:28' - 20/11/2017
Tỉnh Đắk Lắk đã phân công người giám sát chặt chẽ các công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn cao trong các đợt mưa lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu kiểm tra, xử lý kịp thời sự cố, sạt lở bờ các hệ thống công trình thủy lợi
19:43' - 11/10/2017
Hồi 18h ngày 11/10, Tổng cục Thủy lợi đã có Công điện số 09/CĐ-TCTL-QLCT tăng cường tiêu úng và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi khu vực Đồng bằng Bắc bộ, Tây Bắc và Bắc Trung bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng cục Thủy lợi cùng địa phương khắc phục sự cố hồ Gia Hoét I
19:58' - 03/10/2017
Sau sự cố hồ Gia Hoét I, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu), ngày 3/10, Tổng cục Thủy lợi cùng các cơ quan chuyên môn đã vào hiện trường để cùng địa phương tìm phương án khắc phục sự cố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07' - 08/04/2025
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29' - 08/04/2025
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38' - 08/04/2025
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49' - 08/04/2025
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.