Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thực thi Hiệp định SPS và các cam kết SPS trong WTO
Ngày 19/6/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Quyết định số 534/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của WTO và cam kết SPS trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do.
Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc thực thi các nghĩa vụ đối với Hiệp định SPS của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do trong thương mại nông, lâm, thủy sản và thực phẩm quốc tế; nâng cao năng lực quản lý, đánh giá, thử nghiệm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định SPS tại các thị trường xuất, nhập khẩu; tận dụng tối đa cơ hội đầu tư của thành viên WTO và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam.
Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản hài hoà tiêu chuẩn quốc tế đạt 70%; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ; 80% các mặt hàng và thị trường trọng điểm tương ứng được xây dựng cẩm nang hướng dẫn tuân thủ các biện pháp SPS; 100% các địa phương kiện toàn đầu mối hỏi đáp các quy định SPS của thị trường; hoàn thành Cổng thông tin quốc gia về SPS, kết nối và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS của thị trường giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan quản lý ở địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam.Định hướng đến năm 2030, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%; đẩy mạnh cơ sở dữ liệu kết nối thông tin tương tác giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan quản lý ở địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.Để thực hiện tốt đề án, Thủ tướng Chính phủ đề ra một số nhiệm vụ như: Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật cho các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm; nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực thực thi SPS cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, kiểm dịch và các đối tượng liên quan; xây dựng cơ sở dữ liệu, khai thác và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS theo nhóm mặt hàng, theo từng thị trường.Rà soát, sửa đổi bổ sung, công bố và phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm theo tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế,...
Áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong khai báo hồ sơ và cấp chứng thư điện tử; tăng cường phối hợp, liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước để thực thi đầy đủ các nghĩa vụ minh bạch hóa về các biện pháp SPS. Tăng cường các cơ chế giám sát trong quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động, thực vật.
Đẩy mạnh việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với nông sản và thực phẩm xuất khẩu, áp dụng hệ thống mã số, mã vạch nhằm hỗ trợ cho việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm khi có vấn đề mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động, thực vật.
Xây dựng và ban hành quy trình và thủ tục đánh giá và công nhận lẫn nhau về SPS theo các quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, khuyến nghị quốc tế và Ủy ban SPS của WTO; đàm phán, xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực SPS, công nhận lẫn nhau về hệ thống quản lý và giám sát, công nhận lẫn nhau đối với một biện pháp SPS hay nhiều biện pháp SPS qua đó thúc đẩy thương mại nông sản thực phẩm giữa Việt Nam với các nước.
Về các giải pháp thực hiện, đề án nêu rõ, cần tăng cường năng lực và nhận thức của cán bộ quản lý và các cơ quan quản lý về các vấn đề SPS qua việc đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát sâu hại và dịch bệnh trong quan hệ thương mại tới việc phát triển kinh tế xã hội; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các cơ quan tổ chức, hội, hiệp hội ngành hàng về các quy định của thị trường nhập khẩu, tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định về SPS trong việc mở cửa thị trường;
Phối hợp với các hội, hiệp hội ngành hàng trong việc phổ biến thông tin SPS của thị trường và tổ chức hướng dẫn cho các thành viên hội, hiệp hội, tổ chức và cá nhân có quan tâm trong việc đáp ứng các quy định về SPS của thị trường.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản liên quan, đảm bảo hài hòa với các yêu cầu quốc tế trong lĩnh vực SPS.
Đặc biệt, về tổ chức hệ thống SPS của Việt Nam, theo đó sẽ xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Văn phòng SPS Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; nâng cao năng lực cho các điểm hỗ trợ kỹ thuật của Văn phòng SPS Việt Nam tại các bộ, ngàn.
Đồng thời, phát triển các điểm hỏi đáp SPS và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội tại địa phương; xây dựng Cổng thông tin điện tử quốc gia về SPS, cập nhật cơ sở dữ liệu về các dự thảo thông báo, cảnh báo và cập nhật các biện pháp SPS theo từng ngành hàng và theo từng thị trường.
Để triển khai thực hiện Đề án, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế công bố phân vùng địa lý khi xác định nguy cơ mất an toàn thực phẩm, dịch bệnh và đưa ra biện pháp ứng phó khẩn cấp với các tình huống mất an toàn thực phẩm, sự bùng phát của sâu hại và dịch bệnh trên động vật và thực vật đối với nông sản thực phẩm nhập khẩu và xuất khẩu;
Xây dựng cơ chế công bố phân vùng địa lý khi xác định nguy cơ dịch bệnh và đưa ra biện pháp ứng phó khẩn cấp với các tình huống dịch bệnh trên người, dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đối với sản phẩm nông nghiệp; tham gia đánh giá rủi ro các đối tượng sinh vật thuộc phạm vi phụ trách.Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quản lý việc tổ chức, triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật theo lĩnh vực quản lý.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan như: Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường...
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mì ăn liền của Việt Nam không còn bị kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU
10:55' - 13/06/2024
Mì ăn liền Việt Nam đã chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại Liên minh châu Âu (EU) nhưng vẫn bị kiểm tra tần suất tại cửa khẩu 20%.
-
DN cần biết
Nắm vững yêu cầu về an toàn thực phẩm để thúc đẩy thương mại nông sản vào RCEP
16:58' - 07/06/2024
Ngày 7/6, tại Lạng Sơn, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức hội nghị Phổ biến các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong Hiệp định RCEP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH (Phần II)
07:58'
Để hiện thực hóa các mục tiêu lớn này, Đảng và Nhà nước sẽ đầu tư mạnh mẽ và toàn diện nguồn lực nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là “Thế hệ vươn mình”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH (Phần I)
07:52'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH".
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch thủy lợi với tư duy mở và động, tránh chắp vá, lãng phí
21:42' - 24/03/2025
Tại cuộc họp cho ý kiến về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình, sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quy hoạch thủy lợi với tư duy mở và động, tránh chắp vá, lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến cầu Tứ Liên và đường Ngọc Hồi
21:14' - 24/03/2025
UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1713/QĐ-UBND phê duyệt phương án tuyến cầu Tứ Liên và Quyết định số 1706/QĐ-UBND phê duyệt phương án tuyến đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên (giai đoạn 1).
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương bàn giao mặt bằng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
21:13' - 24/03/2025
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang yêu cầu các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh khẩn trương giải phóng và bàn giao mặt bằng Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đặt mục tiêu chuyển đổi số toàn diện
20:59' - 24/03/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 792/QĐ-BCT Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2025 nhằm thể hiện quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong toàn ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang tiếp Đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo (Trung Quốc)
20:04' - 24/03/2025
Chiều 24/3/2025, đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam làm việc với Đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải trúng, đúng, đột phá đủ mạnh
19:09' - 24/03/2025
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, mọi chính sách đưa ra phải đúng, trúng, mạnh và triển khai ngay được, tác động ngay vào khu vực kinh tế tư nhân, để khu vực này có điều kiện phát triển nhanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu với Thanh niên Việt Nam
18:55' - 24/03/2025
Thủ tướng “đặt hàng” thanh niên Việt Nam với 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo với “5 chủ động” trong phát triển khoa học, công nghệ...