Phiên họp thứ 3 UBTVQH: Nâng cao chất lượng kiểm toán, siết chặt kỷ luật tài chính
* Nâng cao chất lượng kiểm toán
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh: Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Kiểm toán nhà nước, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền và đạt được những kết quả tích cực.
Theo đó, năm 2021, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng kiểm toán, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.Cùng với việc tiếp tục đổi mới hoạt động, công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán cơ bản bám sát Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, bảo đảm tuân thủ pháp luật, chặt chẽ, công khai, minh bạch. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tiếp tục được chú trọng, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các đơn vị từng bước đi vào nền nếp và ngày càng chất lượng, phản ánh đúng thực chất.
Đáng chú ý, đến ngày 31/8/2021, toàn ngành đã triển khai 144 trong tổng số 211 đoàn, kết thúc 108 đoàn, phát hành 83 báo cáo kiểm toán. Các cuộc kiểm toán kết thúc cơ bản thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra.Tổng hợp sơ bộ kết quả, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều sai phạm liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, đã chuyển 5 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan cảnh sát điều tra; đề xuất kiến nghị sửa đổi 205 văn bản không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn. Hợp tác quốc tế và nhiều nhiệm vụ khác cũng đạt kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, việc ban hành Kế hoạch về phòng, chống tham nhũng năm 2021 còn chậm; việc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021 chưa phân tích, báo cáo đầy đủ, dẫn đến thông tin phản ánh hoạt động trong năm 2021 chưa đầy đủ, toàn diện.Về công tác xây dựng và phổ biển pháp luật, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhấn mạnh, việc ban hành các văn bản đạt tỷ lệ khá khiêm tốn so với kế hoạch đề ra. Đến 31/8/2021, Kiểm toán Nhà nước mới ban hành được 9 trong tổng số 28 văn bản; đồng thời đề nghị báo cáo rõ lý do việc chậm ban hành các văn bản theo kế hoạch, trong đó lưu ý báo cáo rõ việc rà soát, sửa đổi hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019.
Trong khi đó, số lượng các cuộc kiểm toán thực hiện trong năm có thay đổi, điều chỉnh khá nhiều. Báo cáo cần làm rõ sự cần thiết, lý do điều chỉnh và nội dung các cuộc kiểm toán cắt, giảm, bổ sung; tăng cường công tác dự báo, đánh giá phạm vi, nội dung kiểm toán, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị để thống nhất các nội dung cần kiểm toán ngay từ khâu xây dựng kế hoạch hàng năm, hạn chế tối đa việc điều chỉnh kế hoạch. Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Kiểm toán Nhà nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành kiểm toán, đảm bảo phục vụ đầy đủ, chính xác thông tin, số liệu; nâng cao chất lượng công tác kiểm toán, chuyển đổi phương pháp, quy trình theo đúng yêu cầu của Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030. Về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, tỷ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước năm 2021 thấp hơn so với các năm trước, đến ngày 31/8/2021 chỉ đạt 49,9% (năm 2020 đạt 55,9%; năm 2019 đạt 51,3%), trong đó việc thực hiện các kiến nghị liên quan đến sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế văn bản các năm gần đây đạt tỷ lệ thấp.Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Kiểm toán Nhà nước bổ sung, làm rõ chi tiết danh mục các văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế; bổ sung báo cáo việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị còn tồn đọng từ những năm trước; làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và cung cấp danh sách cụ thể các cơ quan, đơn vị không thực thiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước qua từng năm.
Cơ bản nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 Kiểm toán Nhà nước đã báo cáo, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị khẩn trương xây dựng, ban hành ngay từ đầu năm các giải pháp, phân công, xác định lộ trình cụ thể để thực hiện thành công các phương hướng, nhiệm vụ này trong năm 2022. Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản đồng tình với các đề xuất, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Đối với kiến nghị về chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện kiến nghị Kiểm toán Nhà nước, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Kiểm toán Nhà nước tổng hợp, báo cáo rõ các trường hợp vi phạm, kết quả xử lý; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công khai các kết luận, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận và tạo sức ép trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. * Để người dân giám sát trở lại hoạt động kiểm toánCho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao báo cáo của Kiểm toán Nhà nước và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Trong bối dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Kiểm toán Nhà nước có nỗ lực, cố gắng rất lớn, có nhiều giải pháp linh hoạt, cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp được giao.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong thời gian tới, Kiểm toán Nhà nước hoạt động toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, trách nhiệm và quyết liệt hơn, bám sát quy định của pháp luật. “Đồng thời, cần công khai, minh bạch hoạt động - vũ khí quan trọng của kiểm toán để siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính, ngân sách; thông qua đó, người dân và xã hội giám sát trở lại hoạt động kiểm toán”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. Cơ bản đồng tình với kế hoạch kiểm toán trong năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, trong mục tiêu kiểm toán chung cần tăng cường củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, đặt lên hàng đầu; đảm bảo kỷ luật kỷ cương về tài chính ngân sách; việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; đảm bảo an toàn, bền vững của nợ công... Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chú trọng thêm việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, cần xem xét mục đích để sử dụng hiệu quả. “Nước ta là nước nghèo, chống dịch phải có hiệu quả nhưng cũng phải tiết kiệm.Phải xem xét việc tập trung nguồn lực, nhân lực, tài lực cho công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành kiểm toán trong năm nay, nhưng sử dụng phải tiết kiệm, kể cả nguồn huy động xã hội”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chú trọng kiểm toán công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Trung ương và địa phương; lưu ý nhiệm vụ trọng điểm kiểm toán năm 2022 đối với việc đánh giá việc thực thi, chính sách các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Kiểm soát chặt việc ban hành văn bản quy định chi tiết
18:13' - 13/09/2021
Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến công tác châu Âu
21:51' - 12/09/2021
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công hết sức tốt đẹp. Kết quả chuyến đi thể hiện ở 4 phương diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 13/9, khai mạc phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
18:32' - 12/09/2021
Từ ngày 13/9-22/9/2021, phiên họp thứ 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Bỉ: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nâng tầm quan hệ EU - Việt Nam
08:55' - 12/09/2021
Trong khuôn khổ chuyến công tác châu Âu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm, làm việc với Nghị viện châu Âu, Vương quốc Bỉ từ ngày 8 - 9/9/2021 (giờ địa phương).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.