Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chưa giảm lãi suất điều hành thời điểm này
Phó Thống đốc Đào Minh Tú phân tích, không như lãi suất cho vay, để có lãi suất điều hành phù hợp thì phải phụ thuộc vào diễn biến khách quan của nền kinh tế, dựa trên yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tài chính. Để điều hành kinh tế vĩ mô, cần phải căn cứ vào biến động của tình hình kinh tế thế giới, các chính sách tiền tệ phải bảo đảm theo hướng linh hoạt, bảo đảm ổn định kiểm soát lạm phát, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Do đó, đối với việc tăng hay giảm lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc, tính toán kỹ, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 3 lần lãi suất điều hành. Đến nay, dưới góc độ vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước cho rằng mặt bằng lãi suất điều hành, lãi suất thị trường cơ bản ổn định và phù hợp. Cùng với việc phân tích diễn biến thị trường thực tế, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, hay còn gọi là thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang dồi dào, lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp. Ở đầu ra, trong bối cảnh hiện nay, cầu tín dụng ra nền kinh tế còn khá thấp, do đó, việc giảm lãi suất điều hành chưa phải là giải pháp thích hợp và phát huy tác dụng trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang theo dõi chặt các diễn biến để có các công cụ hữu hiệu, vận dụng linh hoạt chính sách tiền tệ đúng thời điểm, từ đó phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao nhất. Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, các Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19 được ban hành trong bối cảnh khác hiện nay. Cụ thể Thông tư 03 được ban hành khi dịch COVID-19 được dự báo sẽ qua trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp dần trở lại hoạt động bình thường nhưng đến nay tình hình không như vậy. Hiện nay, đặt trường hợp nhanh nhất các địa phương dỡ bỏ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ sau tháng 8 này thì đến hết năm, các doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại. Ngân hàng Nhà nước hiện đang thu thập các ý kiến, thiết kế lại các Thông tư theo hướng bảo đảm sự hỗ trợ tốt hơn, quyết liệt, chủ động hơn để trợ lực kịp thời các doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong số đó, Ngân hàng Nhà nước đang xem xét điều chỉnh nhiều quy định như mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với cả các khoản nợ phát sinh từ sau ngày 10/6/2020 cho đến một thời điểm phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trên cơ sở đánh giá tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4… Khi xây dựng chính sách, Phó Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước phải tính toán bảo đảm hài hòa, giải quyết nhiều câu hỏi đặt ra giãn, hoãn thế nào, kéo dài bao lâu, thời điểm nào, trích lập dự phòng rủi ro thế nào? Đây là bài toán không đơn giản, phải đáp ứng “thước đo kép”, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng cũng phải bảo đảm không để lại hậu quả. Nếu cơ cấu không hợp lý, không phản ánh khách quan nền kinh tế, nợ xấu cao thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, dự phòng rủi ro trong tương lai. Bên cạnh đó, khi thiết kế và triển khai chính sách hỗ trợ, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phải tính đến việc phối hợp các chính sách có tính dài hạn hơn, vừa giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong lúc đang giãn cách trước mắt, đồng thời vẫn bảo đảm nguồn lực phục hồi nền kinh tế khi kết thúc giãn cách. Đối với việc 16 tổ chức tín dụng vừa họp và thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, Phó Thống đốc Đào Minh Tú ước tính nguồn tín dụng từ số lợi nhuận cắt giảm sơ bộ vào khoảng 20.300 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, tùy quy mô ngân hàng. Riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát huy vai trò tiên phong. Ngoài gói hỗ trợ chung còn cam kết thêm khoảng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, người dân ở các địa phương gặp khó khăn nhất do dịch COVID-19 và phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các ngân hàng này đã triển khai miễn phí 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết giảm lãi suất để có sự hỗ trợ thực chất. Các ngân hàng phải thường xuyên báo cáo kết quả triển khai các biện pháp hỗ trợ như cam kết để thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là dù các ngân hàng thương mại cũng hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp nhưng lúc này, các ngân hàng nên đề cao trách nhiệm chia sẻ với doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, khi tình trạng dịch căng thẳng, việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp, người dân là căn cơ và thiết thực. Để có điều kiện chia sẻ trách nhiệm đồng hành, giảm sâu hơn lãi suất cho doanh nghiệp, đòi hỏi các ngân hàng phải tiết giảm chi phí hoạt động và chia sẻ nguồn lợi nhuận./.Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Lan tỏa sức mạnh từ những điển hình tiên tiến trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
18:16'
Không chỉ dừng lại ở con số, tín dụng chính sách đã thật sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng quê.
-
Ngân hàng
HSBC tài trợ khoản vay hợp vốn xanh trị giá 3.750 tỷ đồng cho Gamuda Land
18:10'
Trong giao dịch này, HSBC Việt Nam đóng vai trò là Thành viên Điều phối, Thành viên Đầu mối Dàn xếp cấp tín dụng chính, Thành viên Đồng Điều phối khoản vay xanh và Đầu mối cấp Tín dụng hợp vốn.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước "ngã ba đường"
16:04'
BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế phục hồi sau những tác động tiêu cực dự kiến từ việc Mỹ tăng thuế quan, đồng thời cảnh báo về một triển vọng hết sức bất ổn.
-
Ngân hàng
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
10:13'
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 19/5: Ngân hàng giảm nhẹ giá USD và NDT
08:49'
Tỷ giá USD hôm nay 19/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.740 - 26.100 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng so với sáng 16/5.
-
Ngân hàng
Sức mạnh thi đua nâng bước tín dụng chính sách
20:53' - 18/05/2025
Thấm nhuần tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NHCSXH luôn tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong toàn hệ thống, từ Hội sở chính đến các đơn vị cơ sở.
-
Ngân hàng
Chiến lược "chuyển mình" của ngân hàng Việt
09:44' - 18/05/2025
Mùa đại hội đồng cổ đông năm 2025 ghi nhận nhiều ngân hàng không chỉ tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro, mà còn đẩy mạnh mở rộng hoạt động theo hướng mô hình tập đoàn tài chính.
-
Ngân hàng
Phát huy tín dụng chính sách hỗ trợ Nghệ An tận dụng thời cơ lịch sử
09:13' - 18/05/2025
Tháng 5, về xã Kim Liên, huyện Nam Đàn càng thêm ý nghĩa trong hương sen ngào ngạt, sen thơm suốt dọc đường theo bước chân du khách.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền mặt 'thất thế' trong thanh toán
07:42' - 18/05/2025
Khoảng 10 năm trước, cứ 10 lần thanh toán thì người Hàn Quốc sẽ sử dụng tiền mặt 4 lần. Nhưng ở thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn 1~2 lần.